main billboard

"... Nhiều anh em chúng tôi đã bỏ mình, thân thể nằm lại vĩnh viễn tại những chốn này, mồ hoang cỏ lạnh và bị đời quên lãng »

hoiban thuongphebinh vnchBữa cơm Tình Thương gây quỹ thứ 18 tại Paris ngày 16/12/2012 (Source Tuong An/RFA)

Ở hải ngoại, sau khi cuộc sống ổn định, nhiều tổ chức được hình thành để giúp đỡ cho số người bị bỏ quên này. Một trong những tổ chức đó là Hội Bạn Thương Phế Binh VNCH tại Pháp, hoạt động từ 23 năm nay.

« Sau biến cố 30-4-1975, gia đình và bản thân tôi nói riêng và đại gia đình anh em phế binh nói chung sống những ngày đen tối… Ngày ngày chúng tôi chống đôi nạng gỗ lê lết tấm thân tàn đi xin ăn hết nơi này đến nơi khác, gặp gì lượm đó… Nhiều lúc quá mỏi mệt, sức lực kiệt cùng, anh em chúng tôi bạ đâu ngủ đó….Một số anh em chúng tôi bị cưỡng bức đưa đi "tập trung cải tạo". ... Nhà tù ở đây cũng không phải là nhà tù trong những thành phố mà là giữa chốn rừng sâu, khỉ ho cò gáy… Nhiều anh em chúng tôi đã bỏ mình, thân thể nằm lại vĩnh viễn tại những chốn này, mồ hoang cỏ lạnh và bị đời quên lãng »

Đó là trích đoạn lời kể trong lá thư của Độc Cước, một phế binh ở Sài Gòn được đăng lại trên mạng internet , một trong rất nhiều thân phận bị bạc đãi, bị phân biệt đối xử trong xã hội mới chỉ vì họ đã từng chiến đấu trong « chế độ củ »

Hội Bạn TPB VNCH

Hội Bạn Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà (TPB VNCH) còn được gọi tắt là Hội Nạng Gỗ đã ra đời năm 1989 tại Pháp với mong muốn làm dịu đi phần nào những vết thương chưa kịp lành lại đã bị xé nát của những mãnh đời bất hạnh đó. Và đó là lý do mà ông Nguyễn Quang Hạnh, một cựu quân nhân thuộc binh

hoiban thuongphebinh 1Hồ sơ thương phế binh của Hội Nạng Gỗ (1)Source Tuong An/RFA

chủng Bộ binh đã thành lập Hội này ngay khi đến Pháp, ông nói :

    Ngày ngày chúng tôi chống đôi nạng gỗ lê lết tấm thân tàn đi xin ăn hết nơi này đến nơi khác, gặp gì lượm đó… Nhiều lúc quá mỏi mệt, sức lực kiệt cùng, anh em chúng tôi bạ đâu ngủ đó….Một số anh em chúng tôi bị cưỡng bức đưa đi "tập trung cải tạo" (một phế binh ở Sài Gòn)

« Sở dĩ tôi thành lập Hội Bạn TPB VNCH là vì trước kia tôi cũng là quân nhân trong quân lực VNCH. Sau khi ra tù cải tạo, tôi đi lên vùng kinh tế mới ở ; tôi tiếp xúc với anh em TPB, khi còn ở cùng đơn vị thì những người lính trong đơn vị tôi cũng bị thương tật. Do đó khi ra được ngoài này rồi tôi luôn luôn nghĩ đến những anh em đó. Tôi phải cứu giúp anh em khi gặp khốn khó »

Sự bắt đầu nào cũng khó khăn, không chỉ vì thiếu tài chánh, thiếu phương tiện mà còn vì thiếu cả lòng người. Ông Hạnh chia sẽ :

« Khi mới bắt đầu thì gặp nhiều khó khăn lắm : ở ngoài thì chống về vấn đề kinh tài, trong nước thì còn nghi ngờ những người ra nước ngoài. Ban đầu một số anh em đi xin thuốc thừa, thuốc dư của pharmacie (nhà thuốc tây) gửi về cho các anh em. Sau đó thì anh em chúng tôi muốn cho hoạt động công khai thì do đó đứng ra thành lập một cái hội để khai với nhà nước Pháp để có một cái Hội chính thức để mà hoạt động »

Với sự giúp đỡ thiện nguyện của một số đồng hương, Hội bạn TPB dần dần đã đứng vững trên đôi nạng gỗ của mình. Sau 23 năm Hội đã tổ chức được 18 bữa cơm Tình Thương gây quỹ, giúp được 43.600 anh em TPB thuôc nhiều diện nặng nhẹ khác nhau. Lúc đầu, Hội còn phải mày mò tìm kiếm các TPB đang sống rãi rác khắp nơi dưới mái tranh tồi tàn, trong các hang cùng, ngỏ tối. Dần dần, qua truyền thông cũng như truyền miệng  các TPB đã biết đến sự hiện hữu của Hội và tự tìm đến Hội để gửi đơn nhờ xin giúp đỡ.

« Hội chúng tôi được biết đến qua đặc san Nạng Gỗ mà mỗi năm chúng tôi  ra 3 kỳ để tường trình kết quả và việc làm để cho Ân nhân theo dõi. Thì 23 năm rồi bây giờ về Việt Nam hỏi anh em TPB thì anh em biết rất nhiều. Chúng tôi  phổ biến mẫu đơn để anh em gửi về Hội, thì những mẫu đơn đó, anh em phổ biến rộng rãi »

Ân Nhân của Hội

Ông Hội trưởng nói Hội sẽ không thể hoàn thành được công việc nhân đạo của mình nếu không có sự giúp đỡ tài chánh của các Ân nhân.Ngoài các bữa cơm tình thương gây quỹ, hội còn có trên 600 ân nhân từ  Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Hoà Lan.v.v… giúp đỡ tài chánh đều đặn. Một trong những tổ chức đã liên tục giúp Hội NG trong suốt 13 năm qua là Hội La-Vang tại thành phố Nijmegen, Hoà Lan. Ông Nguyễn Thanh Sơn, gia trưởng một gia đình 11 người con và cũng là  hội trưởng La-Vang cho biết cơ duyên nào đã đưa ông đến với hội NG.

    Hội chúng tôi được biết đến qua đặc san Nạng Gỗ mà mỗi năm chúng tôi ra 3 kỳ để tường trình kết quả và việc làm để cho Ân nhân theo dõi. Thì 23 năm rồi bây giờ về Việt Nam hỏi anh em TPB thì anh em biết rất nhiều ( ông Nguyễn Quang Hạnh)

hoiban thuongphebinh 2Hồ sơ thương phế binh của Hội Nạng Gỗ (2) Source Tuong An/RFA

« Nhân dịp bác Trần văn Ninh, một nhân sĩ lớn tuổi ở Nijmegen này có đến thăm và bác có đưa tờ báo Nạng Gỗ. Các cháu ở nhà xem thấy, các cháu rất là xúc động. Các cháu nói Bố ơi vậy thì mình có thể giúp gì cho nạn nhân TPB VNCH của mình chứ bây giờ họ sống cực khổ quá, thì bây giờ Bố có ý kiến gì không ? Nếu chúng ta có xin chăng nữa thì chỉ 1 lần, 2 lần thôi chứ chúng ta không thể xin hoài . Các cháu nói là Giáo xứ ở đây rất thương mến người Việt, thì Bố có thể xin Cha mỗi chủ nhật đầu tháng cho chúng ta bán chả giò. Tiền bán chả giò đó, chúng ta sẽ gom lại và sau đó chúng ta có thể giúp đỡ được chứ chúng ta không xin. »

Với hy vọng từ những chiếc chả giò be bé sẽ đem lại niềm an ủi lớn lao cho những mãnh đời bất hạnh trong những ngày lễ, Tết. Sau 5 năm , Gia đình Tình Thương La-Vang đã trở thành Hội bạn Tình Thương La-Vang với thêm sự đóng góp của những người Hòa Lan giàu lòng nhân đạo

«  Đúng ra bán chả giò 1 tháng chỉ có khoảng 100-200 € thôi, một năm không bao nhiêu, nhưng thực tế may mắn, từ năm 2000 đến 2005 lúc đó chỉ lấy tên là Gia Đình Tình Thương La-Vang , thì đến năm 2005, lúc đó ông chủ tịch Hội Đồng Giáo xứ thấy rằng số tiền hàng năm gửi cho Hội TPB tại Pháp rất là khiêm nhường. Cho nên họ nói là như vậy thì không được bao nhiêu. Lúc đó Hội đồng Giáo xứ mới thành lập Hội Bạn Tình Thương La-Vang, lúc đó thì Ân nhân  người Hoà Lan rất nhiều, hàng tháng họ cho 10-20 € , bởi thế, số tiền đó mới được tăng và vào những dịp lễ như lễ Phục Sinh, Giáng Sinh, Tết hội La-Vang chuyển tiền sang Hội bạn TPB bên Pháp coi như toàn quyền xử dụng. »

Kỷ Niệm khó quên

Sau những khó khăn ban đầu, Việt Nam thời mở cửa đã tạo điều kiện cho ông Nguyễn Quang Hạnh trở về Việt Nam để nhìn tận mắt hoàn cảnh cơ cực của những TPB mà Hôị đã giúp đỡ. Ông cũng đã chứng kiến những cảnh não lòng mà ông không thể nào quên :

    Kỷ niệm ghi nhớ nhiều nhất của tôi là khi tôi về Huế để gặp 1 người TPB đã nộp hồ sơ nhờ giúp đỡ, anh TPB đó tên là Dương Quang Thương, anh cụt 2 tay, 2 chân, mù cả 2 mắt. Chứng tôi cũng nghi ngờ hồ sơ đó nên khi mà chúng tôi đến tiếp xúc thì thấy đúng là mức độ tàn phế quá nặng ( ông Nguyễn Quang Hạnh)

« Kỷ niệm ghi nhớ nhiều nhất của tôi là khi tôi về Huế để gặp 1 người TPB đã nộp hồ sơ nhờ giúp đỡ, anh TPB đó tên là Dương Quang Thương, anh cụt 2 tay, 2 chân, mù cả 2 mắt. Chứng tôi cũng nghi ngờ hồ sơ đó nên khi mà chúng tôi đến tiếp xúc thì thấy đúng là mức dộ tàn phế quá nặng. Cái thứ hai là khi tôi về Việt Nam, tôi đi xích lô. Anh đạp xích lô chở tôi đi tới một đoạn đường kia, anh ta xin ngưng lại để anh ta xuống thì tôi thấy anh ta lôi bình nước tiểu từ trong người để anh ta xả đi, tôi hỏi mới biết anh ta là một TPB. Điều đó làm cho tôi rất cảm động là vì mức độ tàn phế nặng như vậy mà phải đi lao động nặng để kiếm miếng ăn. »

Thương Phế Binh Phạm Ngọc Linh, nguyên Thiếu úy địa phương quân, đại đội 3, tiểu đoàn 534 , bị thương ở chân vào ngày 24 tháng 3 năm 1975 tại Tam Kỳ. Sau 1975, ông bị tập trung cải tạo 1 năm, sau khi trở về thì mọi chuyện đã đổi khác, ngôi nhà và người vợ năm xưa không còn nữa, ông kể :

« Khi bị thì chưa chi hết, sau khi đi cải tạo 1 năm, thịt ở chân bị nhiễm trùng , thúi nên người ta phải cắt 2/3 chân trái. Khi đi cải tạo về thì cô vợ trước bỏ, người ta nói là sĩ quan ngụy, người ta không cho ưng nữa, tôi phải tự đi kiếm ăn, cuộc sống rất là khổ. Đến năm 2000, tôi nghe người ta nói làm đơn gửi qua ông Hạnh giúp đỡ từ hồi đó đến giờ. Mới tháng 11-2011 tôi bị tai biến mạch máu não, hiện bây giở tôi bị liệt nửa người, bị đái ra đường, hư một mắt. Hiện nay, ngày nào kiếm được đồng nào lo ăn ngày nấy chứ còn cuộc sống rất là khó khăn. »

Chiến tranh nào cũng ghi lại những dấu tích không thể nào quên. Lại càng nghiệt ngã hơn cho số phận bị bỏ quên của những người lính . Sự giúp đỡ của Hội Bạn TPB VNCH tại Pháp cũng như các hội đoàn từ thiện khác cũng chỉ là những giọt nước nhỏ nhoi với ước mong tưới mát tấm ân tình «  Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng » và qua đó xoa dịu phần nào những vết thương đã để lại sau cuộc chiến.