main billboard

 

PHẦN TỔNG KẾT

 

219 “Muốn biết trình độ văn minh thật của quốc gia, có thể xem Bộ Hình Sự Tố Tụng của quốc gia ấy” (152). Những người tha thiết với lập trường bênh vực quyền lợi nghi can chắc phải công nhận rằng Bộ Luật Hình Sự Tố Tụng Việt Nam năm 1972 đã dành cho nghi can khá nhiều bảo đảm đặc biệt, không thua gì các bộ luật tiên tiến của những quốc gia văn minh trên thế giới.

Con người từ khi sinh ra đã có tất cả mọi quyền hành nguyên trinh, nhưng vì trật tự xã hội, luật pháp phải hạn chế một phần quyền bính đó. Luật Hình sự Tố Tụng được coi là một lời tuyên hứa long trọng của xã hội: tuy phải trừng trị những kẻ vi phạm luật pháp quốc gia nhưng trong mọi trường hợp vẫn bảo đảm cho họ cuộc sống xứng đáng với một con ngừơi có lý trí và nhân phẩm.

Một khi đã cam kết, chính phủ phải triệt để tuân hành, nếu không thì chính bản văn luật đó sẽ trở nên bản án tử hình dành cho người ký kết, vì một xã hội không có luật pháp văn minh ắt phải rối lọan, nhưng khi có luật pháp mà không tuân giữ, lại càng tạo nên mầm mống rối loạn hơn nữa.

Tuy nhiên, những bảo đảm của Bộ HSTT có vẻ còn quá xa lạ và không tương đối với dân chúng Việt Nam. Tại sao vậy?

220 a) Trước hết, có một số khá đông người không am tường luật pháp, cho nên không ý thức được quyền lợi của mình. Sự kiện này lỗi ở người dân một phần. nhưng lỗi nơi chính quyền cũng một phần.

Đối với từng cá nhân, mỗi khi nhà chức trách không áp dụng đúng luật lệ, không ai biết đứng lên phản đối. Nhiều khi người dân tưởng rằng những bảo đảm về một cuộc sống tự do là đặc ân chính quyền ban phát, trong khi thực ra, tự do là kết quả của những cuộc tranh đấu đầy máu và nước mắt của nhiều người, liên tiếp trải qua nhiều thế kỷ. Chẳng vậy mà JEAN JACQUES ROUSSEAU đã viết: “Con người sinh ra tự do, vì ở đâu con người cũng bị gông cùm” (153) . Cho nên, “tự do là món ăn hằng ngày, các dân tộc phải đổ mồ hôi trán ra mới mong kiếm nổi” (154), vì “tự do là chính con người”. (155)

Còn đối với chính quyền, ngày xưa, vấn đề giáo dục quần chúng là một công tác khá quan trọng. Về phương diện cá nhân, Lễ giúp con người tiết chế được dục vọng để tiến bước trên đường đạo đức. Về phương diện xã hội, Lễ duy trì trật tự xã hội, vì trong đó chỉ gồm những công dân lương thiện đạo đức (156). Dân được dậy Lễ trước, rồi sau mới bị trừng trị. Nhờ đó, luật lệ ít mà dân yên vui (157). Gặp vụ hai cha con kiện nhau, Quý tôn muốn giết người con bất hiếu. KHỔNG TỬ thán: “Ôi! Trên có lỗi mà giết kẻ dưới, có thể được không? Không dậy dân mà xử bằng hình ngục, thế là giết oan người ta”. (158)

Quốc gia đã ban hành luật lệ nhằm bảo đảm quyền lợi dân chúng. Nhưng thế chưa đủ. Quốc gia còn phải phổ biến rộng rãi luật lệ đó về tận các thôn xóm hẻo lánh, tới khắp hang cùng ngõ hẻm, để luật pháp không còn là những gì bí mật huyền bí đối với dân chúng, để Công lý không còn là kết quả của sự rủi ro, chạy chọt hay là đặc quyền của những kẻ có thế lực và kim tiền.

Mỗi khi đặt chân đến cơ quan Tư pháp, người dân phải mang một niềm tin tuyệt đối vào Công lý như các tín hữu sùng đạo bước vào nơi tôn nghiêm thờ phượng, chứ không phải hồi hộp, hoài nghi, cầu may như khi bước vào trường đua ngựa hay đi dò xổ số.

221 b)- Thứ đến, người Cảnh sát Tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ luật pháp nhưng thường lại không am tường luật pháp. Đó thực là một điều đáng tiếc. Cảnh sát Tư pháp muốn hoạt động hữu hiệu, cần phải có khả năng. Muốn vậy phải được huấn luyện chu đáo. Trao quyền Cảnh sát Tư pháp cho một người không hiểu gì về luật pháp không khác nào phát súng cho một người chưa tập bắn đi gác đường. Nhóm luật gia tại đại học LOUISIANA đã nhận xét rất đúng: Ở Việt Nam hiện nay “Cảnh sát đã có chương trình huấn luyện kể cả huấn luyện về luật pháp, nhưng chương trình ấy cần được cải thiện. Bộ Tư pháp nên tham gia rộng rãi vào chương trình huấn kuyện đó”. (159)

222 Cũng trong tinh thần bảo đảm các nghi can trong giai đoạn điều tra sơ vấn, chúng tôi đòi hỏi luật pháp phải dành cho Cảnh sát Tư pháp một sự độc lập cần thiết trong khi hành sử nhiệm vụ.

“Độc lập nghĩa là chỉ “biết có luật pháp, không phải tuân theo chỉ thị, không được để cho chính trị hay một sức mạnh nào kềm chế”. (160)

Về phía các nghi can, họ có quyền tự do biện hộ hay chọn lựa luật sư bào chữa cho mình. Trong khi biện hộ, Luật sư được hòan toàn độc lập và tự do trình bầy các lý lẽ, miễn là vẫn tôn trọng lời tuyên thệ trước Tòa án: “Tôi thề, với tư cách biện hộ hay cố vấn, không nói hay công bố điều gì trái với luật pháp, trái với thể lệ, trái với thuần phong mỹ tục, trái với sự an toàn quốc gia và an ninh công cộng và không bao giờ xử sự thiếu tôn kính đối với Tòa án và các nhà cầm quyền”. (161)

Luật gia LÊ TÀI TRIỂN đã viết: “ Nghề Luật sư là một nghề tự do nhằm phụng sự luật pháp, đó là cái lý do sinh tồn của nó.. Nếu ta còn quan niệm rằng luật pháp là sự phân biệt công bằng với bất công và sự phân biệt ấy là phú tính của trí tuệ con người thì ta phải giữ cho nghề luật sư được tự do và độc lập”. (162)

223 Đối với Thẩm phán, “không một nước dân chủ nào lại không công nhận sự độc lập của Thẩm phán; sự độc lập ấy không những là tưởng tượng cho chế độ dân chủ, lại lá cột trụ chống giữ cho chế độ được vững vàng. Là vì chế độ dân chủ căn cứ vào nguyên tắc chủ quyền ở người dân và đứng vững nhờ ở sự tin tửơng ủng hộ của người dân. Khi mà Tòa án công minh, áp dụng luật pháp ngay thẳng, lòng dân không có sự gì uất ức thì xã hội thái bình. Trái lại, khi mà luật pháp bị dầy vò mà Tòa án không có can đảm làm sáng tỏ luật pháp, để cho người dân được hưởng sự bảo vệ của luật pháp thì óan hờn sẽ chồng chất và có thể đưa đến những hành vi bạo động. (163)

Sự độc lập của Thẩm phán trong cơ chế tư pháp cũng quan trọng như mạch sống trong thân cây. Tuy vậy, khi nói tới Thẩm phán độc lập, thì người ta chỉ nghĩ đến Thẩm phán xử án, mà quên rằng Thẩm phán công tố cũng không phải là không được độc lập. “Vì rằng nhiệm vụ của các vị không phải buộc tội môt cách máy móc, buộc tội cả những người vô tội, mà chỉ là cộng tác với các vị Thẩm phán xử án để làm sáng tỏ công lý phạt kẻ có tội, nhưng minh oan cho người vô tội. Bởi thế cho nên tuy rằng Thẩm phán buộc tội có nhiệm vụ thi hành chỉ thị cấp trên, nhưng nếu tại phiên tòa, sau cuộc thẩm vấn, tự vấn lương tâm, các vị nhận thấy rằng bị can vô tội, các vị có quyền bầy tỏ ý kiến theo lương tâm, mặc dầu đã nhận được chỉ thị trái lại. Đó là nguyên tắc “ngòi bút thì nô lệ, nhưng lời nói thì tự do” (164). Nguyên tắc này được công nhận tại điều 59 Dụ số 4 ngày 18.10.1949 và điều 26 khoản 2 HSTT.

Thẩm phán công tố lệ thuộc cơ quan hành pháp và “trong các kết luận trạng, công tố viên phải chấp hành huấn lệnh của thượng cấp (điều 26 khỏan i HSTT), vậy mà Thẩm phán công tố vẫn được độc lập. Còn đối với Cảnh sát Tư pháp, tuy phải làm việc dưới sự điều khiển của Biện lý và dưới sự giám sát, kiểm sóat của Chưởng lý và Phòng Luật Tội, nhưng cũng không vì thế mà không được độc lập.

224 Trước kia, Bộ Hình Sự Tố Tụng chỉ quy định việc thẩm cứu tại Dự thẩm (từ điều 55 đến 136) và không hề đề cập đến việc điều tra. Các biên bản của Hình cảnh lại thành lập thường bị Tòa án xem thường và coi là những “chuẩn bị bằng chứng” chứ không phải bằng chứng. Ông LAMBERT, Giáo sư tại trường Cao Đẳng Cảnh sát đã viết: “Quyền hạn của sĩ quan Cảnh sát Tư Pháp không hơn gì một thám tử tư”. (165)

Nhưng ngày nay, cuộc điều tra cũng như thủ tục thiết lập biên bản của Hình cảnh lại đã được Bộ Hình Sự Tố Tụng quy định tỉ mỉ trong Thiên thứ hai từ điều 38 đến 70. Như vậy, cuộc điều tra của Hình cảnh lại đã có một vị trí rõ ràng trong thủ tục hình sự. Đây là một cuộc điều tra chính thức với đầy đủ giá trị pháp lý. Sĩ quan Cảnh sát Tư pháp được hành sử nhiều quyền hạn hoàn toàn độc lập với Biện lý, nghĩa là mặc dầu Biện lý có quyền điều khiển công việc của Cành sát Tư pháp một cách tổng quát, nhưng về nhiều vấn đề, Biện lý không thể ảnh hưởng vào quyết định của họ. Chẳng hạn trong việc tạm giữ hay xin gia hạn tạm giữ, Hình cảnh lại phải hành động theo lương tâm của mình.

Khi bắt tay vào nhiệm vụ xử án, Thẩm phán xư án hay công tố phải tuyên thệ sẽ tận tâm làm trọn nhiệm vụ, sẽ giữ hoàn toàn bí mật những điều bàn cãi trong lúc thẩm nghi và bất cứ việc gì cũng sẽ cư xử như một vị Thẩm phán xứng đáng và trung thành” (166). Chính vì lời thề này, Thẩm phán được độc lập và chỉ bị ràng buộc bởi luật pháp và lương tâm.

Còn Hình cảnh lại trước khi nhậm chức, cũng phải long trọng tuyên thệ trong một phiên xử công khai: “Tôi thề sẽ tận tâm làm tròn nhiệm vụ Sĩ quan Cảnh sát Tư pháp và bao giờ cũng xử một cách xứng đáng và chính trực” (167). Vậy trong phạm vi chức vụ và quyền hạn của mình, Hình cảnh lại cũng phải được độc lập, nhất là những quyết định có liên quan đến tự do và tài sản của người dân.

Bắt Hình cảnh lại tuyên thệ “Xử sự một cách xứng đáng và chính trực” mà họ phải khom lưng cúi mặt tuân theo những chỉ thị của cấp chỉ huy bất xứng và thiên vị tức là dùng luật pháp làm bình phong che chở cho một chính thể độc tài thối nát; là coi rẻ lương tâm và danh dự của một sĩ quan Cảnh sát Tư pháp có tuyên thệ.

Muốn làm Thẩm phán “xứng đáng và trung thành” cần phải được độc lập thế nào, thì làm Cảnh sát Tư pháp “xứng đáng và chính trực” cũng phải được độc lập như vậy.

225 Tóm lại, nền Tư pháp Việt Nam đã có những Thẩm phán độc lập, các Luật sư độc lập và nay các Hình cảnh lại cũng độc lập nữa.

Đây là một thế vạc ba chân, một thành trì kiên cố để bảo vệ quyền lợi những người phạm pháp.

Bao lâu các nghi can còn giữ vững niền tin vào chế độ thì vẫn có quyền tin tưởng vào Công lý và tin rằng những bộ luật do chính quyền soạn thảo và ban hành sẽ được thực thi đúng đắn.

Chúng ta cầu xin cho niềm tin này được trường cửu và bất tận trong lòng mỗi người dân Việt.


Chú Thích:

 


(152) TRƯƠNG HOÀNG G ĐẲNG, Quyền được xét xử theo một thủ tục luật định. – PLTS. 1973.2.91.

(153) L’hommme est né libre et pourtout ile est dans les fers – J.J.ROUSSEAU, Du Contrat Social I, 1.

(154) La liberté est le pain que les peuples doivent gagner à la sueur de leurs fronts (Félicité LAMENNAIS, Paroles d’un croyant XXXVIII).

(155) La liberté, c’est l’homme (JULES MICHELET, Les Jésuites IV e lecon).

(156) Về vai trò của Lễ, xin coi NGUYỄN QUANG QUÝNH, La politique criminelle Vietnammienne, Thèse Paris 1963, tr. 157 đến 162 – Hình luật tổng quát, Lửa Thiêng 1973, tr. 57.

(157) Cổ chi hình giả tỉnh chi. Kim chi hình giả phồn chi, kỳ giáo cổ giả hữu lễ, nhiên hậu hữu hình.

(158) “Ô hô! Thượng thất chí, kỳ khả hồ; bất giáo kỳ dân nhi thính kỳ ngục sát bất cô dã”. TRẦN THÚC LINH, Tự do cá nhân, tr. 313 trích dẫn.

(159) FRANCIS C. SULLIVAN, W. LEE HAGRAVE, W. THOMAS TETE, khuyến cáo về việc điều hành Tư pháp ở Việt Nam Cộng Hòa, Louisiana, tháng 2 năm 1971, quyển 3, tr. 106.

(160) Cá nhân đứng trước luật pháp, Đại học 1960, số 17, tr. 131.

(161) Điều 17 Dụ số 25 ngày 5.12.1952 thiết lập các Luật sư đòan Quốc Gia.

(162) Cá nhân đứng trước luật pháp, Đại học 1960, số 17, tr. 131.

(163) LÊ TÀI TRIỂN, Bài khào luận thượng dẫn.

(164) La plume est serve, la parole est libre, LÊ TÀI TRIỂN, bài khảo luận thượng dẫn.

(165) LAMBERT, Traité théorique et pratique de police judiciaire, 3è, éd. Lyon, 1951, tr. 400
“L’officier de police judiciaire n’a pas de pouvoirs qu’un détective privé”.

(166) Điều 28 Dụ số 3 ngày 29 tháng 3 năm 1964 ấn định quy chế riêng cho ngạch Thẩm phán Hòa Giải và Thẩm phán các Tòa án Sơ thẩm và Thưởng thẩm.

(167) Điều 15 khoản 2 HSTT.

 

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT


Bull. : Bulletin des arrêts de la chambre criminelle de la Cour de cassation.
CPP. : Code de Procédure pénal.
Crim. : Arrêt de la Cour de cassation, Chambre criminelle.
CSTP : Cảnh Sát Tư Pháp.
Gaz. Pal. : Gasette de Palais.
HCL : Hình cảnh lại.
HL. : Hình Luật.
HP. : Hiến Pháp.
HLCC. : Hình Luật Canh Cải.
J.C.P. : Juris-classeur périodique (Semaine juridique)
PLTS. Pháp Lý Tập San.
Rev. com. Inter. Jur. : Revue de la Commission internationale de juristes
Rev. crim. Pol. Tech. : Revue de criminologie et de police technique.
Rev. inter. Crim. Pol. Tech. : Revue internationale de criminologie et de police technique.
Rev. inter. Dr. pen. : Revue internationale de droit pénal.
Rev. Sc. Crim. : Revue de sciences criminelles.
TPTS. : Tư Pháp Tập San.
XC. : Xin Coi.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. LUẬT

- Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
- Code d’instruction criminelle.
- Code de Procédure Pénale Dalloz 1972-1973.
- Code Pénal Modifíe.
- Codex Juris Canonici.
- Constitution of Japan.
- Criminal Statutes, Book I, II, Ministry of justice, Japan 1970.
- Dự luật Hình sự Tố Tụng của Hạ Nghị Viện VNCH.
- Dự luật Hình sự Tố Tụng của Thượng Nghị Viện VNCH.
- Dự thảo luật Hình sự Tố Tụng của Hành Pháp.
- Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa ngày 1-4-1967.
- Hình Luật Việt Nam Cộng Hòa, Sắc Luật 026 ngày 20-12-1972.
- Hình sự Tố Tụng VNCH, Sắc Luật số 027 ngày 20-12-1972.
- Quốc Triều Hình Luật, Lưỡng Thần, Cao Nãi Quang phiên âm định nghĩa, Saigon 1956.


2. TẠP CHÍ

- Gazette du Palais.
- Juris-classeur périodique juridique.
- Đại Học, Viện Đại Học Huế chủ trương.
- Nghiên Cứu Hành Chánh, Học Viện QGHC chủ trương.
- Nội San Luật Sư Đoàn Saigon.
- Pháp Lý Tập San.
- Quê Hương.
- Recueil Dalloz-Sirey.
- Revue de criminologie et de police technique/
- Revue de la Commission internationale de Juristes.
- Revue de sciences criminelles.
- Revue internationale de criminologie et de police technique.
- Revue internationale de droit pénal.
- Tư Pháp tập San.


3. CÁC TÀI LIỆU KHÁC


- AN (LƯƠNG BÌNH) Kỹ thuật điều tra tư pháp, in lần thứ ba, Saigon 1966.

- ANCEL (MARC) La défence sociale nouvelle, Paris 1970.

- BESSON - La police judiciaire et Code de la Procédure pénale, D. 1958 Chr. Tr. 141.

- BLONDET - La légalité de l’enquête officieuse, J.C.P. 1955.1.1233.

- Les ruses et artifices de la police au cours de l’enquête préliminaire, J.C.P. 1958.1.1419.

- Les pouvoirs de la Police et de la Gendarmerie au cours de l’enquête préliminaire, J.C.P. 1956.1.1311.

- L’enquête préliminaire dans le Nouveau Code de Procédure Pénale J.C.P. 1959.1.1513.

- BOUZAT (PIERRE) và JEAN PINATEL Traité de Droit Pénal et de Criminologie, 2è édition, Paris 1970

- BROUCHOT (J. et F.) Analyse et commentaire du Code de Procédure Pénale, J. Gazien, lib, Tech. 1959.

- COUNCIL ON YOUNGER LAWYERS OF THE FEDERAL BAR ASSOCIATION These unalienable rights. A handbook of the Bill of Rights, U.S.A. 1968.

- DALLOZ - Nouveau Répertoire de Droit, 2è édit. 1962-1965.

- Code d’instruction Criminelle Annoté.

- DOLL (PAUL-JULIEN) De la légalité de l’interception des commucations téléphoniques au cours d’une information judiciaire. D. 1965. Chron. Tr. 125.

- DƯƠNG (NGUYỄN HỮU) và NGÔ PHƯỢNG TƯỜNG Nhiệm vụ của Dự thẩm, Saigon 1970.

- ĐẠT (TRƯƠNG TIẾN) - Hiến Pháp chú thích, Saigon 1967.

- ĐỘ (NGUYỄN) - Hình Luật Thâm Cứu Giảng Tập, niên khóa 1970-1971.

- Tiền Dự Thảo Hình Luật, Saigon 1961.

- FAUSTIN-HELIE và BROUCHOT Pratique criminelle des Cours et des Tribunaux. Code d’instruction criminelle, 2 vol., 5è éd. Paris 1951.

- GARCON, ROUSSELET và PATIN Code Pénal Annoté, Paris, Ed., Sirey 1956.

- GOTH (ANDRES) Medical pharmacology, 4th éd. 1968.

- HẠ NGHỊ VIỆN VNCH Biên bản họp ngày 19-5-1971 và kế tiếp về Bộ HSTT.

- HALL (LIVINGSTON) and YALE KAMISAR Modern Criminal Procédure in USA 2nd édition, 1966.

- HẢO (NGUYỄN VĂN) Bộ Hình Sự Việt Nam, Saigon 1973.

- HOUTS (MARSHALL) From Arrest to Release (An analysis of the administration of Criminal justice in USA), 1958.

- HƯNG (NGUYỄN QUỐC) Hình sư Tố Tụng, in lần thứ hai, Saigon 1963.

- HƯNG (PHẠM ĐÌNH), KHÂM (TRẦN ĐẠT) và PHÒ (TRẦN VĂN) Giám Sát Viện Đệ Nhị Cộng Hòa, Saigon, 1970

- KING (MICHAEL) Guilty until proved innocent? London, 1973.

- KOLBREK (LEROY M.) Law of Arrest, Search and Seizure, USA. 1965.

- KOSHI (GEORGE M.) The Japanese Legal Advisor, Japan, 1970.

- LABIC (LIB.) Juris-Classeur de Procedure Pénal 1970.

- LAMBERT - Précis de police judiciaire, Paris, 1959.

- Traité théorique et pratique de police judiciaire 3è éd. Lyon, 1951 et suppl. 1955.

- LANGLOIS L’enquête de flagrant délit: Son point de départ et as durée, J.C.P. 1961.1.1611.

- LE ROY La restitution des objets placés sous main de justice, J.C.P. 1949.1.808.

- LINH (TRẦN THÚC) - Danh từ Pháp Luật lược giải, Saigon 1965.

- Tự do cá nhân, Saigon, 1963.

- LOUISIANA STATE UNIVERSITY Khảo sát về hệ thống pháp luật ở VNCH, 1971.

- LỘC (HÒANG TUẤN) và ĐÀO MINH LƯỢNG Hình sự Tố Tụng chú giải, quyển 1, Saigon, 1973.

- LƯƠNG (NGUYỄN BÁ) Vấn đề đặc quyền tài phán trong công pháp quốc tế và ở Việt Nam Luận án Tiến Sĩ, Saigon, 1970.

- LƯỢNG (NGUYỄN VĂN) Phạm tội học, Giảng Tập Cử Nhân 4.

- MARQUISET (JEAN) Manuel pratique de l’instruction, Lib. Du Recueil Sirey, Paris 1950.

- MẪU (VŨ VĂN) - Dân Luật khái luận, Saigon, 1961.

- Tự Điển Pháp Việt Pháp Chính Kinh Tài Xã Hội, Saigon 1970.

- MERLE (ROGER) và ANDRE VITU Traité de Droit criminel, Edition Cujas, 1967.

- MIMIN - La nouvelle enquête policìere J.C.P. 1959.1.1500.

- La preuve par magnétophone, J.C.P. 1957.1.1370.

- MINISTRY OF JUSTICE, JAPAN - Court Organization Law Public Prosecutors Office Law, 1970

- Criminal justice in Japan.

- MỘC (ĐÀM TRUNG) - Cảnh Sát Tư Pháp giảng luận, Saigon 1971.

- Hình Luật Giảng Tập, in lần thứ hai, Saigon, 1965.

- NATIONAL COUNCIL FOR CIVIL LIBERTIES (NCCL) IN ENGLAND

- The Rights of Suspects, London, 1972.

- Arrest, a guide to the citizen’s rights.

- NHẠ (NGUYỄN NGỌC) - Những cuộc nói chuyện về Luật Pháp Hoa Kỳ, bản dịch, Saigon 1968.

- NIEBLER (HORST) The German Code of Criminal Procedure, New York, 1965.

- PATERSON (ALAN) A report on legal aid as a social service, London, 1970.

- POITTEVIN (G. LE) và A.BERSON, R. COMBALDIEU J. SIMEON

Dictionnaire formulaire des Parquets et de la Police judiciaire, Paris, Editions Rousseau, 1951.

- QUỐC HỘI LẬP HIẾN VNCH Biên bản các buổi họp về Hiến Pháp ngày 1-4-1967.

- QUÝNH (NGUYỄN QUANG) - Nhân quyền trong Hiến Pháp VN, 1967.

- Vấn đề thiếu nhi phạm pháp: các nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa.

- Tòa án thiếu nhi: Phê bình đạo luật ngày 3-7-1958. (Tập San Nghiên Cứu Hành Chánh số 4/1967 số 2 và 3 năm 1960).

- Hình Luật Tổng Quát, in lần 2, Lửa Thiêng 1973.

- La politique criminelle Vietnamienne, Paris 1963.

- REMY (GONZAGUE) Vers un droit pénal Suisse plus rationel. Thèse 1960.

- SIGNOREL và AYNES Manuel Formulaire des juges d’instruction, Paris, Librairies technique 1953.

- STEFANI (G) và LEVASSEUR Procédure pénale, 7è Edition, Dalloz 1973.

- TẢO (LÊ) Phạm tội học yếu lược, Saigon 1967.

- THOMAS D’AQUIN Summa Theologica.

- THỜI (BÙI CHÁNH) Nhận định về Dự Án Hình Luật mới. Bài thuyết trình tại Trung Tâm Luật Pháp VN, ngày 24-8-1972.

- THƯỢNG NGHỊ VIỆN VNCH Biên bản họp ngày 23-6-1972 và kế tiếp về bộ HSTT.

- TRIỂN (LÊ TÀI), LƯỢNG (NGUYỄN VĂN) và LINH ( TRẦN THÚC)

- Nhiệm vụ của Công Tố Viện, Saigon, 1971

- Nhiệm vụ của Chánh Thẩm Tòa Hình, Saigon, 1973.

- TRUNG TÂM LUẬT PHÁP VN Tân chế độ Tư Pháp VNCH, Saigon, 1973.

- TUÂN (VŨ TIẾN) Dự Thẩm hay thủ tục thẩm cứu hình sự, PLTS. 1970.11.51.

- UỶ BAN TƯ PHÁP ĐỊNH CHẾ THƯỢNG NGHỊ VIỆN VIỆT NAM CỘNG HÒA Biên bản các buổi họp về bộ HSTT ngày 14-1-1972 và kế tiếp.

- VÂN (NGUYỄN THẠCH) Dự thẩm và nguyên tắc thẩm cứu, Saigon 1968.

- VINH (HÀ NHƯ) Hình Luật Đặc Biệt Việt Nam, Saigon 1974.

MỤC LỤC   *   NHẬP ĐỀ   *   PHẦN 1   *   PHẦN 2   *   TỔNG KẾT