main billboard

Các bậc thánh hiền xưa dạy rằng, “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”: Mỗi người dân, dù là người không có học hoặc dại khờ, phải có trách nhiệm đối với sự phát triển hay suy sụp của đất nước họ.


Đầu năm, dù thuộc thế kỷ thứ 21, ở hải ngoại tự do với các nền văn hóa đa dạng, đáng thương thay, vẫn có những người Việt thiếu hiểu biết, nói rằng, “Tôi không trộm cướp, giết người, cũng không làm điều gì xấu… Vậy tôi là người có Tâm tốt rồi. Tôi cần gì phải đọc sách báo hay học hỏi gì thêm nữa. Ngày lo làm kiếm tiền, tối về nhà ngủ, khi rảnh thì đi du lịch là đủ rồi.  Ai khổ, ai đau, cũng như việc cộng đồng, đất nước, không phải là chuyện của tôi và gia đình tôi”.

Xin đừng vô trách nhiệm. Các bậc thánh hiền xưa dạy rằng, “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”: Mỗi người dân, dù là người không có học hoặc dại khờ, phải có trách nhiệm đối với sự phát triển hay suy sụp của đất nước họ. Người Việt Hải Ngoại (không phải Việt Kiều, vì VK là danh từ sai nghĩa và trái luật, của VC đặt cho ta, không nên dùng), chúng ta đã mất quê hương Miền Nam VN, một phần là vì đã dạy con cháu và chính mình “không tham gia chính trị”, chỉ lo học hành và làm ăn. Chúng ta đã để mặc chuyện đất nước cho chính phủ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) chiến đấu trong cô đơn,  để họ bị tấn công ác liệt và hiểm độc bởi các lực lượng tuyên truyền và võ trang thân Cộng, phản chiến, từ quốc nội và hải ngoại. Hoặc là chúng ta “tham gia chính trị một cách sai lầm”: mê theo lời tuyên truyền đường mật của VC mà ngấm ngầm và công khai chống lại chế độ VNCH (ngu si - mình tự chống mình), đến nỗi nước mất, nhà tan, vào ngày 30.4.1975... Khi đó, chính chúng ta phải từ bỏ tất cả, rồi tìm đường vượt biển, vượt biên: tương quan nhân quả của vô trách nhiệm và si mê, ở một số người.

2. Trở lại việc “trộm cướp” ở trên, nếu sống trong xã hội suy đồi, vô đạo đức, với pháp luật bất nhân, dựa vào bạo lực chuyên chính (như trong xã hội VN Cộng Sản hiện nay) thì dễ sinh ra trộm cắp, giết người. Ra đường, lỡ nhìn bạn gái của người khác, một lời nói vô ý, hay cọ quẹt nhau một chút, là thấy nam nữ rút dao ra…, máu đổ…, và người Việt “Xã Hội Chủ Nghĩa” (XHCN) đứng nhìn (bystanders) chứ không ai can thiệp hoặc kêu gọi giúp đỡ nạn nhân. Cái Tâm tham sân si (cá nhân) kèm sự uất hận bọn cầm quyền VC tham ác (nhưng không biết cách chống lại sức mạnh độc tài và tù ngục vô nhân của chúng), đã khiến đám dân ngu, côn đồ, và công an VC hèn nhát ở VN, bộc phát qua cách xử dụng Kỹ Thuật Tâm Lý Dời Chỗ một cách vô thức (Displacement Technique, an unconscious way in Psychology) bằng cách nhắm vào các mục tiêu yếu đuối, dễ tấn công hơn (như đồng bào của họ, ông bà, cha mẹ già, bà con, vợ chồng, con cháu, anh chị em cô thế…) để lừa bịp, hành hung, đấm đá, hoặc gian trá dụ dỗ, lừa bịp, bóc lột họ, về nhân lực hoặc tiền, tình… Đó là cách đáp ứng cho nhu cầu vật chất hoặc quyền lực (với ác tâm) của những con người đã bị tha hóa từ môi trường xã hội CS Tam Vô (vô gia đình, vô tổ quốc, và vô tôn giáo).

Trong năm 2013, có hai tai nạn đáng kể trong xứ VC phi nhân: Một người bị cướp giật cái xách tay, ngã quỵ xuống đất, bên cạnh nhiều giấy bạc rơi tung tóe ra đường... Những “đồng bào” XHCN của người Việt nầy đã lập tức xúm lại (không phải để cứu giúp) mà là để thi nhau giành giật tất cả tiền rơi… cho thỏa lòng tham, rồi bỏ đi, như những con thú hoang vội vã quay lưng sau khi ăn thịt con mồi trong rừng vắng: trái tim họ lạnh ngắt, mắt không hề nhìn đến nạn nhân, đang đau đớn với cánh tay bị gẫy, máu tuôn xối xả… Tai nạn thứ hai: một anh làm nghề lái xe, chở bia, bị nạn ở Bình Dương, hằng ngàn lon bia rơi xuống đường. Dân chúng XHCNđã chạy đến, lượm bia; nhiều người mang cả xe ba bánh, túi xách… lấy thêm cho nhiều, vẻ mặt mừng vui, hể hả như đang dự lễ hội. Anh ta van xin mọi người đừng lấy bia vì đó là tài sản của người chủ, anh sẽ bị phạt tiền và tù, nhưng chẳng ai nghe… Cái Tâm tham của con người đã biến mất khi thấy lợi trước mắt. Cũng có lẽ họ đã quen chứng kiến cách sống tàn nhẫn hằng ngày của bạo lực. Du côn, đàn ông, và thanh niên xô đánh người già, phụ nữ, kẻ tàn tật, và trẻ em nơi công cộng, trong xã hội tư bản đỏ, tranh đua vì tiền, đã gần 40 năm (từ sau năm 1975).

Tôi chưa bao giờ thấy cảnh tượng phi nhân như vậy dưới thời Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) ở Miền Nam VN (trước năm 1975). Thật vậy, khi còn là một bé gái Tiểu Học cũng như lúc trở thành một thiếu nữ Trung Học, tôi thường xuyên thấy hàng xóm (người quen biết) chia xẻ lẫn nhau khi đau ốm hoặc lúc đói no, và khi một công dânVNCH bị tai nạn ngoài đường (dù bị thương nhẹ hay nặng), những người đi đường (người lạ) cũng ngừng lại, cố giúp đỡ, cách nầy hay cách khác. Thời đó, Cảnh Sát VNCH (mặc sắc phục trắng) cũng tích cực bảo vệ dân và là bạn dân, chứ không nhưphần lớn công an VC hiện nay: Bảo vệ Đảng là nhiệm vụ chính thức và ưu tiên (có các bảng hiệu thật to ở Hà Nội: “Còn Đảng, còn mình” - “mình” đây là công an VC, không phải dân); rồi công an bận việc hối lộ hoặc bảo hộ (có ăn tiền) cho kẻ bất lương làm ăn; công an còn trấn áp, đánh đập các người Việt yêu nước chống Tầu; hoặc đe dọa, hành hung những người dân đã đi thưa kiện (nhà nước CS tham ác đãchiếm nhà đất của họ) hằng chục năm, vẫn vô hiệu… Như vậy, phải xóa bỏ cái hệ thống xấu ác của xã hội phi nhân đó đi, thì mới có việc làm và chỗ đứng cho người tốt, có Tâm tốt, biết phục vụ bản thân và đồng loại, đúng cách.

3. Còn ở các nước dân chủ, có luật pháp tương đối công bằng, thì không dễ gì trộm cắp, giết người mà không bị trừng phạt, nên người ta thường rắp Tâm: hãm hại nhau qua ngôn ngữ, chữ viết, lời nói. Nhất là trong thời đại internet ngày nay, chúng ta dễ vô tình hay cố ý tạo tội, khi chuyển đi những tin thất thiệt, có ác ý, hoặc sỉ nhục người tài đức, kẻ cô thế, yếu đuối, tàn tật… mà phạm lấy Khẩu Nghiệp. Theo Phật Giáo, có 4 tội ác thuộc về Khẩu Nghiệp:

1) Nói dối: hại người nói không hại, việc không nói có, không thấy nói thấy, nghe nói không nghe… (để lừa người khác, tin là thật) và nếu gây thiệt hại nhiều cho người khác, thì kiếp sau có thể bị tái sinh vào 1 trong 4 cõi ác (atula, quỷ đói, súc vật, địa ngục).

2) Nói chia rẻ: tới người nầy nói xấu người kia; tới người kia nói xấu người nầy, để làm hai bên mất hết ơn nghĩa trước đây, hoặc làm hai người đang thân trở thành ghét, hoặc làm cho hai, ba nhóm nghi ngờ và chia rẻ nhau, gây bất hòa, không thể đoàn kết, làm việc chung vì công ích nữa. Hoặc đến trước mặt người thì khen, nói là phải; sau lưng lại chê với người khác, nói là sai.

3) Nói lời thô tục: miệng chửi rủa,mắng nhiếc, tay viết chữ tục tĩu, phạm thuần phong mỹ tục… không biết tự kiềm chế, mỗi khi nổi cơn tức giận.

4) Nói lời vô ích: nói hoặc viết nhảm nhí, hoang tưởng, vô căn cứ… gây hoang mang, hoặc làm mất thì giờ của người nghe, mà không mang lại điều phải, sự tiến hóa, an lạc, hoặc hữu ích nào hết.

Bốn khẩu nghiệp trên đều là ác nghiệp đáng sợ, vì có hại cho người tạo tác trong hiện tại và nhiều kiếp tương lai, nên Người Khôn cần tỉnh ngộ và chấm dứt. Vài quả báo của 4 ác nghiệp trên là: thân hình bất cân xứng, mặt mũi kém thanh tú, hiện tướng sân si (khiến người khác không muốn lại gần), mất uy tín, nói không được tin, sinh bệnh, thường gặp việc bất như ý…

4. Bây giờ, thử tìm hiểu sâu hơn, Tâm là gì? Người ta thường hiểu Tâm là tấm lòng,trí óc. Vậy chỉ cần hành động theo tấm lòng và trí óc ấy là đủ. Nhưng ngày nào mà người ta không đọc lời dạy của thánh hiền và sách báo (có giá trị), không quán sát cái Tâm của chính mình (một cách chân thật), không suy nghĩ và hành động để cải thiện những việc chưa tốt đẹp xung quanh (dù là chút ít); ngày đó ta đang thụt lùi về trí tuệ và xa dần cái Tâm quý báu của mình. Theo thuyết Tái Sinh, sự thoái hóa về tâm thức của một người có thể dẫn đến việc tái sinh vào loài hạ đẳng đời sau. Đó có thể là những người sống u mê: không suy nghĩ để phân biệt phải trái, không biết ai tốt để ủng hộ, ai xấu để tránh xa, cái gì cũng OK làm hùa theo (vô tình giúp kẻ tiểu nhân sinh lợi, đắc chí, gây tổn hại và làm nản chí những người chính trực,hy sinh phục vụ gia đình, hội đoàn, cộng đồng, xã hội); dần dần tự hại, nhưng vẫn không tự học hỏi và sửa đổi, sống mờ mịt cho đến chết… Quả thật đáng thương!

Còn theo Phật Giáo, Tâm là Tâm Giác Ngộ về chân tướng của vũ trụ nhân sinh, vốn Vô Thường, không vững bền (bởi 4 yếu tố: Thành, Trụ, Hoại, Diệt); vậy không nên quá đau khổ khi có sự đổi thay. Tâm còn là Chân Tâm có sẵn trong mỗi người, là Phật Tánh (Buddha’s Nature), là Lòng Từ Bi Sáng Suốt (Compassion along with Wisdom): cứu giúp người đáng giúp và không để kẻ gian tà lừa bịp. Tuy Tâm Phật và Tâm của chúng sinh về bản chất y như nhau, không hơn kém. Nhưng vì Giác và Mê, mà Tâm Đại Bi và Thanh Tịnh của các vị Phật tạo ra các phương Phật uy nghi, diễm lệ, để cứu vớt các chúng sinh thức tỉnh, và để họ tiếp tục cảnh tỉnh, cứu nguy tha nhân. Còn Tâm u mê với tham sân si của chúng ta tạo ra 6 ngã bất tịnh, vui ít khổ nhiều, trong đó chúng ta đã từng trôi lăn trong biển luân hồi ngàn kiếp (trời, người, atula, thú vật, quỷ đói, địa ngục), chứ không phải chỉ mới xuất hiện làm người, kiếp nầy. Đó là: Vạn Sự Do Tâm. Do đó, nhân may mắn được làm người kiếp nầy, nên lo tu gấp để tự giải thoát.

5. Bây giờ thử tìm hiểu về Vô Minh đang che lấp Tâm ta, làm ta si mê mà không giác (như Phật), để tìm cách trở về với Chân Tâm, bảo vật quý báu có sẵn trong ta. Vô Minh là tối, là u mê, ngu dại, không sáng suốt. Có 6 thứ độc hiểm của Vô Minh đã mê hoặc Tâm ta: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, và Ác Kiến. Tham là sức mạnh mãnh liệt nhất, khi muốn gì, muốn ai, mà không chiếm được, thì ta nổi giận (Sân). Sân làm ta trở nên Si: mất khôn, không biết phân biệt chánh tà, đúng sai, ai thiện, ai ác. Có nhiều kẻ có bằng cấp cao ở  Miền Nam (thời VNCH) tuy được sống sung túc, nhưng vì lòng Tham không đáy: muốn làm Thủ Tướng, Bộ Trưởng, Viện Trưởng, Tướng Tá… mà không được, nên tức giận (Sân), và đi theo… VC, rủ nhau đánh phá chế độ dân chủ của VNCH (Si). Chỉ vì được VC hứa miệng sẽ cho mọi chức vị, và lúcđó đang chiến tranh, VC có gì đâu mà không hứa tuốt? Sau năm 1975, VC bội hứa, cho họ đi tù cải tạo tập trung trong rừng núi - kết quả của Tham, Sân, Si (Tam Độc của Vô Minh): Lời Dạy của Đức Phật Thích Ca, gần 3.000 ngàn năm sau, vẫn đúng. Như vậy, không phải có bằng cấp cao, có học, là khôn ngoan sáng suốt. Vì khi Tham, Sân, Si đến, ta bỗng chốc trở nên ngu dại, chạy theo Giả Tâm, quên mất Chân Tâm.

Tuy dại, nhưng đa số chúng ta tự cho mình khôn (Mạn), nên thường khoe khoang, nói nhiều (nhiều điều vô ích), và nói liên tục, lấn qua thời giờ của người khác. Thử nhìn các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc tiệc tùng của người lớn tuổi: hễ giành đượccái micro (như một chiến lợi phẩm) là người ta nói không dứt, đôi khi mặt mũi còn quạu quọ như có chiến tranh, khiến giới trẻ nhìn mà phát sợ… (Lẽ ra người lớn cần nêu Gương Trầm Tĩnh và Gương Đúng Giờ cho người nhỏ noi theo!) Trừ khi là diễn giả thì ta tự nhiên phát biểu cho đủ thời giờ (được quy định) và cho đủ ý. Nếu không, Ban Tổ Chức cần giành ít thì giờ để mời giới trẻ lên sân khấu, tạo cơ hội chocác em: trình diện, phát biểu, ca hát, chơi đàn, khiêu vũ, diễn kịch, biểu diễn các hoạt cảnh llịch sử chống Tầu… với lòng từ ái, nâng đỡ, và phát huy hậu duệ của kẻ đi trước. Tiếc thay, có vài người lớn còn giành nhau hoặc giành với người trẻ, một chỗ đứng tốt hơn trên sân khấu!!! (Nghi) - Vì nghi rằng người khác, hội đoàn khác có thể hơn mình, hoặc có hại cho nhóm mình. Họ quên rằng các hội đoàn, nhóm người, các cá nhân… cùng lý tưởng tranh đấu cho Nhân Quyền và Dân Chủ cho quêhương VN cần phải đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trước. Nếu chúng ta còn chưa thânthiện với nhau được ở hải ngoại thì làm sao thương được đồng bào bên kia bờ đại dương? Come on!!! Xin tán thán Ban Lãnh Đạo của những hội đoàn, nhóm nào đã tạo được tình thân cho nhau.

Còn nữa, Ác Kiến là tà tri, tà kiến (nghĩ bậy, thấy sai). Từ đó sinh ra ganh tỵ, tìm cách hãm hại người bằng các trò nhỏ mọn của hạng vô học, quên rằng “người tài có người tài hơn” là lẽ thường. Nếu kém hơn, ta nên vui vẻ hỏi han để học hỏi, và giúp người kia học cái hay khác của ta, đôi bên cùng lợi lạc. Theo Nhà Phật, ganh tỵ không phải là việc xem thường (như nhiều người lầm tưởng), mà là một ác nghiệp, mang đến ta những hậu quả bất an và bất lợi cho kiếp nầy lẫn kiếp sau. Khi hoan hỉ khen ngợi những người tài đức (bao gồm giới trẻ), ta thu thập được an vui  và phước lộc, mà chẳng tốn tiền. Dại gì không khen người?... Theo Đại Đức Thích Phước Tiến: “… Mình ác cảm khi thấy người khác tài giỏi hơn, thông minh hơn, đẹp hơn, danh phận hơn, dù người ta không làm gì mình, dù người ta cũng hiền và dễ thương, không phách lối gì cả. Rồi mình nẩy sinh ác tâm, ghét ghen người ta… Những người háo thắng thường ganh tỵ. Thấy ai hơn, họ đè bẹp người kia xuống, nói xấu, đặt điều, để chà đạp người kia. Ganh tỵ là một tập khí tiềm ẩn trong người từ lâu đời. Đó cũng do phiền não trong Tâm, cần phải đoạn trừ đi… vì dần dần sẽ đưa đến hành động ác. Phải cẩn thận về ganh tỵ!!! Vì sẽ gây đau khổ cho mình và người khác, vì giữ ganh tỵ trong tâm, ta sẽ luôn bất an, mất phước đứcvà bị tổn hại… Còn người kia chẳng bị gì, vì họ được hưởng phước báu của họ từ đờitrước và đời nầy.”

6. Nếu chúng ta thức tỉnh, tu sửa thân tâm với Tứ Diệu Đế (The Four Noble Truths) và Bát Chánh Đạo (The Eightfold Path) của Phật Học. Mở đầu với Ngũ Giới, Thập Thiện, và Pháp Môn Niệm Phật: Trì chí niệm Phật, niệm liên tục thành khối, như kimcương (trước hết là Lòng Tin son sắt vào lời dạy của Đức Phật Thích Ca - về sự vãngsanh đến cõi Phật A Di Đà ở phương tây, rồi Phát Nguyện thiết tha về cõi Phật đó, khi mãn kiếp sống nầy, và Thực Hành Niệm Phật hằng ngày: Nam Mô A Di Đà Phật, dù buồn vui sướng khổ), thì sau khi vãng sanh, Tâm ta sẽ là Tâm Phật, như Phật, tức là dứt hẳn chu kỳ đau khổ của Sinh Tử, Tử Sinh… Nên Đạo Phật là Đạo Bình Đẳng (Tâm Phật và Tâm Ta như nhau) và còn là Đạo Giải Thoát ra khỏi luân hồi (Tu Sửa để giải cứu mình và người khác) nên không phải là đạo của các bề tôi phục vụ một siêu nhân. Tóm tắt, hãy rời xa Giả Tâm và kẻ xấu (thường mang lại nghiệp bất an và tổn đức cho mình), để sống an vui, cư xử chân thật, trung hậu, biết ơn nghĩa, và quay đầu lại… sẽ thấy Chân Tâm của mình.

Xuân Giáp Ngọ, Ngày 8.2.2014 -

phat thichca

…………………………………………………………………………………………

Nguồn Tham Khảo:http://trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/NghiepVaQuaCuaNghiep/Nghiep7.htmhttp://hoavouu.com/D_1-2_2-219_4-27314/niem-phat-thanh-phat.html www.buddhismtoday.com/.../49.%20Gioi%20vong%2...