main billboard

Cứu Rỗi và được Hưởng Phước là hai giai đoạn khác nhau.

DucThanhCha Francis



Giáo Hoàng Francis, mà hình ảnh được trình bày ở đây được chụp tại buổi ra mắt quần chúng hàng tuần tại Công trường Thánh Phêrô của Vatican vào ngày thứ Tư, đã nhấn mạnh về tính hàm ý trong nhiều bài diển văn của ngài.

 

Trong những nhận định mới đây, ngài đã vói tay đến các người vô thần.

Giáo Hoàng Phanxicô nhận chức được trên 2 tháng nay đã đưa ra nhiều tiêu đề cho các nhận định nhấn mạnh về tính hàm ý, tương phản hẳn với lề lối diển tả của các vị tiền nhiệm và hiển nhiên ngay cả với tín điều của Công giáo từ bao thế kỷ qua.

Nhận định mới đây nhất là lời tuyên bố trong tuần qua rằng tất cả mọi người, kể cả vô thần, đều có thể được cứu rỗi.

Đức Giáo Hoàng đang đọc một bài giảng tại nhà nguyện của Domus Santa Marta trong vùng Vatican là căn nhà mà ngài đã quyết định làm nơi cư trú.

Mỗi buổi sáng, ngoại trừ ngày Chúa Nhật, ngài dâng thánh lễ và giảng một bài cho các nhân viên tại Vatican hoặc bất cứ ai khác đang ở tại nơi cư trú này.

Trong một đoạn cảm hứng từ phúc Âm thánh Marcô, giáo hoàng Phanxicô nói : “Thiên Chúa đã cứu chuộc tất cả chúng ta, tất cả mọi người trong chúng ta, bằng máu của Đức Ki-tô: tất cả mọi người trong chúng ta, không phải chỉ những người Công Giáo thôi đâu, nhưng tất cả mọi người! “Lạy Chúa, còn những người vô thần thì sao?” Kể cả những người vô thần.

Hết tất cả mọi người! Và chính máu này đã làm chúng ta trở nên con cái hạng nhất của Thiên Chúa.
Chúng ta đã được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và máu của Đức Ki-tô đã cứu chuộc tất cả chúng ta. Và tất cả chúng ta có bổn phận phải làm điều tốt. Và, tôi nghĩ, cái điều răn này dạy mọi người phải làm điều tốt này là một con đường tốt đẹp để dẫn tới bình an.

Nếu mỗi người trong chúng ta, mỗi người làm phần vụ của mình, nếu chúng ta làm điều tốt lành cho những người khác, nếu chúng ta gặp nhau ở điểm đó, làm điều tốt lành, và chúng ta đi từ từ, chậm rãi, mỗi ngày một ít, chúng ta sẽ làm nên cái văn hóa hội ngộ đó:

Chúng ta rất cần rất nhiều cái văn hóa đó. Chúng ta hẳn gặp nhau khi làm điều tốt. “Nhưng, tôi không tin, lạy Cha, tôi là một người vô thần!” Nhưng hãy làm điều tốt: Chúng ta sẽ gặp nhau ở đó.”

Truyền thông trên khắp thế giới đã lập tức loan truyền rằng, “Ngay cả những người vô thần cũng có thể lên thiên đàng.”

Một xướng ngôn viên của Vatican liền can thiệp. Cha Thomas Rosica nói rằng "kẻ biết rõ Giáo Hội Công Giáo mà từ chối không gia nhập và ở lại trong đó thì họ sẽ không được cứu rỗi."

Bàn luận xa hơn :

Sự xoay vòng của Vatican là cố làm cụt hứng sự cuồng nhiệt của giới truyền thông. Tuy nhiên, lời nhận định trên là một gương sáng khác của vị giáo hoàng này đang dang tay vói đến một tập thể lắng nghe đang sống an lành ngoài tầm của giáo hội.


Trước đây giáo hoàng đã nói rằng những kẻ vô thần có khả năng là "những đồng minh quý hóa" trong việc xây dựng một cuộc chung sống hòa bình giữa các dân tộc và trong sự bảo vệ thận trọng cho sự sáng tạo.

Đây là lối giảng đạo của một ông cha xứ muốn đối thoại với đoàn chiên và những ngưòi ở xa hơn.

Và đây là một sự tương phản trắng trợn với lối giảng đạo của vị tiền nhiệm cận kề của ngài Phanxicô là GH Benedict XVI, vị đã bị kềm chế nhiều hơn và có một quan điểm ảm đạm hơn về thế giới.

Những bài diễn văn soạn thảo thận trọng của GH Benedict nặng về thần học.

 GH Phanxicô thì lại dùng một cung điệu chuyện trò, cúi thấp xuống đất; và trước sự hoảng hốt của văn phòng báo chí Vatican, ngài thường ứng khẩu ra ngoài những bài viết soạn sẳn.

Ngài kể về tiểu sử cá nhân của mình và đưa ra những giai thoại trong nhà về mẹ và bà nội của ngài.

Ngay cả mới đây, ngài nói rằng lắm khi ngài ngủ gật trong khi cầu nguyện, GH Benedict thì hiếm khi nhắc đến tiểu sử của mình mà lại thích tập trung hơn vào những nguy cơ của thế giới đương thời.

GH Phanxicô xem ra có một nhân cách lạc quan hơn, và ngài yêu thích hoà mình với các giáo dân trong các đám đông lớn tại Công Trường Thánh Phêrô và bắt tay, và hôn các hài nhi.


Đóng góp ý kiến của Trường Sơn:

Tuy vẫn còn một số người bảo thủ cho rằng Giáo Hoàng Francis đang đưa ra những quan niệm tương phản với giáo điều của giáo hội Công Giáo, nhưng quả thật Ngài đã theo gương Chúa Giêsu làm một cuộc cách mạng phá vở những bức tường ngăn cách để mong đưa giáo hội trở về con đường Kitô Giáo chân chính tinh tuyền nguyên thủy của thời Chúa Giêsu mới lập đạo.

Hẳn là chúa Giêsu đến để ban phúc lành và cứu rỗi mọi người có thiện tâm chứ không phải chỉ những người tin vào Chúa.

 Chính khi Ngài đưọc sinh ra trong hang đá Bêlem thì các thiên thần từ trời cao đã ca hát rằng : Vinh quang Chúa Cả trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm. (Luca 2:14).

Vì thế ai có thiện tâm thì đều được cứu rỗi và ban cho sự bình an của Chúa, còn những ai tin yêu vào Chúa thì sẽ, không những được cứu rỗi mà còn được ban thưởng cho ơn tái sinh lại với thân phận mà xưa kia đã bị đánh mất, là được làm con của Thiên Chúa.

Họ sẽ được sống gần Ngài ở nơi đặc biệt mà Ngài đã chuẩn bị cho họ, vì họ đã được chính máu của Đức Kitô làm cho họ trở nên "con cái hạng nhất của Thiên Chúa".

Còn những kẻ thuộc hạng nhì, hạng ba hoặc hạng bét thì cũng có chỗ riêng cho họ, xa hay gần Ngài tùy theo lòng tin yêu của họ !

Cứu Rỗi và được Hưởng Phước là hai giai đoạn khác nhau. Khi máu của Đức Kitô đã đổ ra cho nhân loại thì mọi người đều được cứu rỗi nếu họ có thiện tâm và không chống lại hoặc phỉ báng Ngài.

Những người vượt biên trên biển cả đã được tày lớn cứu vớt thì đó là một thứ ơn cứu rỗi, nhưng khi được định cư ở một nước thú bă thì đó là những ân huệ mà họ được hưởng từ lòng nhân đạo của các chính phủ trong thế giới tự do.

Người ghét Thiên Chúa Giáo thì họ sẽ không xin đi đến những nước của Thiên Chúa Giáo như nươc Mỹ, Pháp Úc, mà họ sẽ xin đi cư trú ở Ấn Độ hay Pakistan cho gần với Đức Phật hay đấng Allah của họ.

Nước Trời là nơi định của những người được Chúa Giêsu cứu vớt, và theo lời Chúa Giêsu dạy thì có rất nhiều chỗ trong Nước Trời để cho nhiều hạng người ở, chứ không phải chỉ để riêng cho người của Thiên Chúa Giáo.

Ngài nói: "Những người thu thuế và những cô gái điếm [vô thần] vào Nước Thiên Chúa trước các ông [người hữu thần, người tin Chúa] ...(Mt 21:31).

Người theo Thiên Chúa Giáo ở bề ngoài còn bề trong vẫn mang tư tưởng vô thần vô đạo thì hạng này còn thua cả gái điếm cho nên sẽ vào Nước Trời sau cùng, cũng giống như những người đã được cứu vớt tại các đảo tạm trú mà không bỏ thói hư đốn, cũng như không có ai bảo lãnh thì họ sẽ được định cư sau cùng.

Tuy nhiên không phải ai có thiện tâm cũng đều được ở gần Chúa ở Nước Trời. Chúa Jesus nói : "Nhà của Cha ta có nhiều chỗ" (Jn 14:2), chỗ thì gần và chỗ thì xa Chúa, và thiết nghĩ là mỗi chỗ được dành cho một hạng người, hạng trung thành và yêu mến Chúa thì được ở gần Chúa "để Thầy ở đâu thì anh em ở đó" (Jn 14:3), còn những kẻ không tin vào Chúa thì họ chỉ ở vào những nơi không nhìn thấy Chúa mà chỉ được hưởng những điều bình thường mà họ mơ ước và đã bỏ công xây dựng mà thôi.

Vậy khi người vô thần có thiện tâm được cứu rỗi thì họ sẽ được gì ? Thiết nghĩ là hồn của họ sẽ được Đức Kitô đưa về chốn bình an ở đó họ có thể hưởng được những hoa quả tinh thần tốt mà họ đã gieo trồng trong cuộc sống.

Còn những kẻ tội lỗi ác nhân thì họ sẽ được quỷ rước về chốn tàn bạo của chúng để tiếp tục tung hoành theo quy luật răng đền răng mắt đền mắt, gieo thù kết oán cho đến muôn đời.

Chúa Giêsu đã dạy rằng : "Kho tàng của ngươi ở đâu thì tâm hồn ngươi ở đó" (Mt 6:21) vì thế những kẻ làm ác, tâm hồn họ chăm chú vào cái ác thì họ sẽ đi về tìm cái kho tàng của sự ác nơi quỷ Satan chứ không lên Thiên Đàng của kẻ hiền và thiện tâm được.

Thiết nghĩ chỗ ở của người vô thần có thiện tâm sẽ không gần Thiên Chúa vì lòng họ không tin Chúa thì họ chắc không muốn đến gần Ngài vì Ngài không phải là kho tàng của họ, nhưng họ chỉ sẽ hưởng được cảnh bình an bình thường trong Nước Trời có những điều kiện mà họ rắp tâm xây dựng khi đang tại thế .

 Họ cũng được hưởng được hạnh phúc, nhưng hạnh phúc đó không bằng ở những nơi khác có sự hiện diện của Chúa.

Bây giờ là giai đoạn lịch sử mà mọi người Công Giáo đang mong đợi, vì trước đây Vatican đã biến đạo của Chúa Giêsu thành đạo riêng của mình, đã đi sai đường mà Chúa Giêsu đã vạch ra, họ đã chạy theo những hệ lụy trần tục tội lỗi và bè phái.

Mong rằng Giáo Hoàng Francis sẽ cải tổ tận gốc đạo Công Giáo và loại trừ ảnh hưởng của bọn Satan đang ẩn núp trong giáo triều của mình.