Rồi anh nói phét tiếp rằng đi đến đâu lính của anh ta cũng được đón tiếp niềm nở, được tiếp tế xăng nhớt, thực phẩm, nhiều người dân còn xin đi theo bộ đội Nam tiến.


Ông Cao Bá Quát khổ cho đến lúc bị tru di tam tộc về tội đi theo giặc châu chấu. Ông bị xử trảm nhưng chết mà vẫn ấm ức. Nỗi ấm ức ấy ông mang xuống tận tuyền đài.

Ông ấm ức về những khổ đau ông phải chịu cho cái mũi vô duyên của ông. Ông chết mà cái mũi vẫn còn vô duyên. Tuy thế, nếu ông có còn sống thì cũng chưa có cách nào chữa được cái mũi cho nó đỡ vô duyên hộ ông.

Ngày nay, chuyện sửa mũi là chuyện quá thường. Người Đại Hàn ở dưới vĩ tuyến 38 không còn ai có mũi thật nữa. Từ Tổng Thống Phác Cận Huệ cho tới mấy anh chị nông dân Hàn Quốc, ai cũng sửa mũi, one size fits all, nam nữ dùng chung như những cái mũi người ta gặp mỗi ngày ở Little Saigon California vậy. Mũi ai cũng cao, thanh tú cả. Mũi kiểu gì sửa cũng được hết. Nhưng mũi vô duyên thì chưa sửa được. Cao Bá Quát mà còn ở với chúng ta chắc chắn sẽ chết vì cái mũi vô duyên ấy chứ chẳng cần tới đường đao của đao phủ thủ.

Ngán thay cái mũi vô duyên
Câu thơ thi xã, con thuyền Nghệ An
(Cao Bá Quát)

Họ Cao phải bịt mũi mỗi khi bị cho nghe thơ của thi xã (một thứ thi văn đoàn) do các ông Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương cầm đầu, và đưa ra câu ví von đặt cạnh thơ của các ông bên cạnh con thuyền chở nước mắm của Nghệ An. Cao Bá Quát bị mấy nhà thơ trong triều ghét cay ghét đắng cũng vì thế. Bây giờ những cái mũi vô duyên vẫn chưa một phòng thẩm mỹ nào sửa được và vì thế những cái mũi vô duyên đó vẫn làm khổ biết bao nhiêu người.

Hôm qua (28 tháng 4 năm 2015) trên tờ báo điện tử VietNamNet ở trong nước có một bài báo viết về một thứ thối khắm không thua gì, hay cũng có thể còn khủng khiếp hơn là con thuyền Nghệ An từng gây khốn khó cho cái mũi Cao Bá Quát tận tới lúc cuối đời.

lephilongBài báo viết về một anh thiếu tướng tên là Lê Phi Long, người được (chính anh) mô tả là một tướng tài cầm đầu một cánh quân bắt được mấy ông tướng “Ngụy” mà anh đích thân khai thác trước khi đưa ra Bắc. Rồi anh nói phét tiếp rằng đi đến đâu lính của anh ta cũng được đón tiếp niềm nở, được tiếp tế xăng nhớt, thực phẩm, nhiều người dân còn xin đi theo bộ đội Nam tiến. Chắc anh quên không kể là dân chúng nhiều người đi theo nhưng lạc đường đi tuốt sang Mỹ rồi ở luôn bên Mỹ thỉnh thoảng gửi tiền về giúp nước chơi!

Thiếu tướng "Phét Lác" Lê Phi Long

Bố khỉ! Nói phét thì cũng vừa vừa thôi, còn cho những đỉnh cao phét chứ sao lại phét hết cỡ hết đường không cho ai phét nữa hay sao?

Nói phét về chiến công hiển hách xong, anh chưa hoàn toàn thỏa mãn. Anh muốn được biết tới là người văn võ song toàn mới bằng lòng. Thế là anh rút ra một bài thơ anh nói là anh viết từ chiến trường gửi về cho vợ anh ở quê nhà. Có thể anh thấy Hữu Loan có bài Màu Tím Hoa Sim cả nước ai cũng khen hay nên anh tức khí làm một bài thơ cũng cảnh đám cưới sơ sài không cỗ bàn chỉ có trầu cau, nước trà xanh và thuốc lào, rồi cũng như Hữu Loan, anh phải lên đường ra mặt trận vân vân. Nên anh làm bài thơ có mấy câu lục bát sau đây để tặng vợ:

...Nhớ vùng Việt Bắc xa XA
Nhớ em anh biết nơi NAO mà TÌM
Tìm em trong cảnh sương SA
Hay trong giấc mộng con CHIM én về...

Nguyên văn bài thơ cóc nhái này được đăng trên tờ VietNamNet trong chiều hướng làm khổ mấy cái mũi vô duyên chơi. Anh mải mê nói phét đến nỗi không học được cách làm lục bát mà ngay cả những cô thợ cấy những anh thợ cày cũng từ dưới đồng vọng lên được bao nhiêu ca dao lục bát cho dân tộc.

XA thì không thể vần với NAO. TÌM không vần với SA. SA không bao giờ vần với CHIM được.

May mà đã khuất bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Chứ như bà còn đâu đây thì thế nào bà lại chẳng mắng cho mấy câu:

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ...

Nhưng đã chắc gì bà dạy được thứ dốt mà lại phét lác như thế!