Gambia kiện Miến Điện ra tòa quốc tế về tội "diệt chủng"
- Thứ Ba, 12 tháng Mười Một năm 2019 17:54
- Tác Giả: Mai Vân
Ảnh tư liệu: Khu chợ của người tị nạn Rohingya trong trại tập trung ở Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 07/03/2019
REUTERS/Mohammad Ponir Hossain/File Photo
Quốc gia Gambia tại châu Phi, được sự ủy thác của 57 thành viên Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo, đã đưa đơn kiện Miến Điện ra trước Tòa Án Công Lý Quốc Tế (CIJ) tại La Haye vào hôm qua, 11/11/2019.
Nội dung đơn kiện tố cáo Miến Điện vi phạm Công ước chống diệt chủng, và yêu cầu các thẩm phán đưa ra biện pháp khẩn cấp để chấm dứt các hành vi diệt chủng nhắm vào người Rohingya.
Thông tín viên RFI tại La Haye, Stéphanie Maupas, cho biết thêm chi tiết :
"Đơn kiện của Gambia, nhân danh Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo, tố cáo trách nhiệm của chính quyền Miến Điện và quân đội Miến Điện, dựa trên lời chứng của 600 người ở các trại tỵ nạn tại Bangladesh.
Các luật sư nói đến một chiến dịch hủy hoại nhân tính nhắm vào người Rohingya.
Cách nơi diễn ra các sự cố đến 12.000 cây số, việc làm của Gambia quả thật chưa từng thấy và đáng ngạc nhiên.
Bộ trưởng Tư Pháp Gambia giải thích, tại La Haye, là diệt chủng liên quan đến cả nhân loại, và Công ước chống diệt chủng buộc các quốc gia phải ngăn ngừa hành vi này bằng mọi cách.
Đó là điều mà Gambia đang làm.
Ý kiến nộp đơn kiện Miến Điện trước Tòa Án Quốc Tế xuất phát từ một hội nghị của Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo vào tháng 5/2018 tại Bangladesh.
Vào lúc đó bộ trưởng Tư pháp Gambia, Abubacarr Tambadou, đã đến thăm trại tị nạn của những người Rohingya trốn chạy khỏi Miến Điện.
Đơn của Gambia, cộng thêm vào những đơn kiện khác, đang được xem xét hầu giúp người Rohingya.
Tòa Án Hình Sự Quốc Tế điều tra về các hành vi cá nhân cũng sẽ sớm can thiệp, mở điều tra. Liên Hiệp Quốc cũng đã thiết lập một cơ chế để thu thập bằng chứng.
Tuy nhiên, thủ tục của Tòa Án Quốc Tế CIJ có thể kéo dài hàng mấy năm.
Do vậy, Gambia đã yêu cầu các thẩm phán áp đặt, trong một thời gian đầu, những biện pháp khẩn cấp : buộc Miến Điện chấm dứt các chiến dịch đang tiến hành để bảo vệ số 600 000 người Rohingya vẫn còn trong nước.
Những cuộc thẩm vấn có thể bắt đầu vào tháng 12 này".
Tin mới
- Tập Cận Bình: Bạo loạn ở Hồng Kông có hại đến quy chế "một quốc gia hai chế độ" - 15/11/2019 16:20
- BRICS, thêm một lá bài để Trung Quốc thâu tóm thế giới - 14/11/2019 22:00
- Bolivia : Cựu tổng thống Evo Morales sẵn sàng về nước ‘làm dịu’ tình hình - 14/11/2019 21:45
- Đại sứ quán Venezuela tại Brazil bị chiếm đóng nhiều giờ - 14/11/2019 21:27
- Cựu thủ tướng Hungary : Không ai ngờ Bức màn sắt sụp đổ nhanh đến thế - 14/11/2019 02:13
- Tại Diễn Đàn Paris về Hòa Bình, Pháp hô hào đẩy mạnh hợp tác đa phương - 14/11/2019 01:33
- NATO, Syria, thánh chiến : Trọng tâm chuyến đi Mỹ của TT Thổ Nhĩ Kỳ - 14/11/2019 01:24
- Dù khó khăn, rượu vang Pháp vẫn duy trì mức xuất khẩu - 13/11/2019 17:04
- Hồng Kông vẫn căng thẳng, chính quyền ra lệnh đóng cửa trường học - 13/11/2019 16:44
- Bolivia: Cựu TT Morales sang Mêhicô tị nạn, quân đội triển khai giữ gìn trật tự - 12/11/2019 18:08
Các tin khác
- Vì mối lợi kinh tế, Pháp thận trọng « lèo lái » chiến thuyền ở Biển Đông - 11/11/2019 23:28
- Những người lính Việt Nam “Hy sinh vì nước Pháp” trong Thế Chiến I. - 11/11/2019 20:08
- Tổng thống Pháp Macron khánh thành đài tưởng niệm chiến sĩ hy sinh xa tổ quốc - 11/11/2019 19:26
- Tập Cận Bình thăm Hy Lạp, mắt xích quan trọng "Con đường tơ lụa" tại châu Âu - 11/11/2019 19:10
- Brexit : kiều dân Pháp trả giá cao để nhập tịch Anh - 11/11/2019 17:35
- Tổng thống Bolivia Morales từ chức dưới sức ép của quân đội và cảnh sát - 11/11/2019 17:18
- Hồng Kông tê liệt, một người biểu tình nguy kịch vì trúng đạn thật - 11/11/2019 16:46
- Hành trình người Việt sang Anh, thiên đường hay địa ngục? - 11/11/2019 00:55
- 30 năm Tường Berlin sụp đổ: Đức kêu gọi bảo vệ Dân Chủ Tự Do - 11/11/2019 00:25
- Hồng Kông: Biểu tình khắp đặc khu, Bắc Kinh đòi siết chặt an ninh - 10/11/2019 19:58
Thời Gian - Thời Tiết
![]() ![]() |
Saigon - San Jose |