Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Bảo Vệ Lãnh Thổ Cuộc chiến biên giới, quá khứ và hiện tại

Cuộc chiến biên giới, quá khứ và hiện tại PDF Print E-mail
Tác Giả: Hoàng Cúc   
Thứ Hai, 23 Tháng 2 Năm 2009 01:33

Đã khá lâu rồi, khi giảng về áng tuyệt văn Hịch Tướng Sĩ của Đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các cô giáo thường phê bình Đức Thánh Trần thiếu tư tưởng cách mạng tiến bộ, thiếu ý thức về tính nhân dân và bị chi phối nặng nề của tư tưởng phong kiến!

Thủa nhỏ, tôi cũng chỉ nghe rồi biết vậy, nào biết cụ thể những điều đao to búa lớn kia muốn nói gì. Dù sao, tôi chỉ suy nghĩ đơn giản rằng Đức Thánh Trần vĩ đại lắm, việc cô giáo phê bình như thế dường như có gì không ổn.

Vài lời chắp nhặt

Cũng một thời, tôi thường nghe bài hát với lời lẽ rằng:
“Việt Nam – Trung Hoa,
Núi liền núi,
Sông liền sông,
Chung một biển Đông mối tình hữu nghị sáng như rạng đông.
Bên sông tắm cùng một dòng,
Tôi nhìn sang đấy anh nhìn sang đây!
Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng.
A á ! Chung một ý chung một lòng!
Đường ta đi hồng mầu cờ cách mạng.
A á ! Nhân dân ta ca muôn năm!
Hồ Chí Minh – Mao Trạch Đông!”
Bài hát trên đây của Đỗ Nhuận rồi nhanh chóng bị quên lãng. Ngày 17/02/1979, cuộc chiến biên giới Trung–Việt nổ ra dữ dội, kéo dài nhiều năm. Giao thông hào, hố cá nhân, hầm chữ A được đào khắp các trục đường giao thông trong làng, xã, huyện, tỉnh. Khắp nơi người ta đồn thổi về sự dã man của quân bành trướng. Những áp phích rất lớn tố cáo tội ác của quân xâm lược được dựng lên ở các ngã ba ngã tư đường. Tranh cổ động ngập tràn trên các bức tường nơi có nhiều người qua lại. Đám học sinh được học những câu tiếng Hoa như “bỏ súng xuống,” “giơ tay lên,” “đầu hàng sẽ được đối xử tử tế.”

Và rồi thay cho những bài hát ca ngợi tình hữu nghị quốc tế vô sản, tình anh em, tình đồng chí, là những bài hát chống quân bành trướng, đôi khi lời lẽ trong những bài này hẳn chỉ nên dành cho lũ lưu manh đầu đường xó chợ, chứ không nên biểu diễn trên sân khấu. Tôi xin ghi lại đây một ít lời của một bài hát thời đó để độc giả có dịp thưởng lãm:

“Trung Quốc mặt mo, quân Trung Quốc mặt mo, thân mày như thân chó, mày theo đế quốc Mĩ, mày dở lắm trò hề …”

Dĩ nhiên cũng có những lời ca kiềm chế và chừng mực hơn:
“Bao nhiêu con tim sững sờ chợt nghe Trung Quốc cướp đất Việt Nam. Xích xe tăng quân Trung Quốc phá tan bao nhiêu xóm thôn bình an. Hôm nay năm châu tiếp tục bài ca đoàn kết chiến đấu năm xưa: cùng Việt Nam đấu tranh giành tự do …”
hoặc:
“Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi dân ta vào cuộc chiến đấu mới. Quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo mảnh đất tiền phương, lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương …”

Đọng trong ký ức

Trai tráng quê tôi nhiều người lên đường bảo vệ quê hương, trong số đó, không ít người vĩnh viễn không bao giờ trở lại quê nhà, một số nhỏ may mắn về được làng quê với những vết thương bầm dập trên cơ thể, hoặc hằn đậm trong tim. Có vài người trở thành điên loạn trong một thời gian khá dài.

Gần nhà tôi có một anh về lại quê nhà sống với bà mẹ già trong mái tranh dột nát. Thỉnh thoảng anh lại lên cơn gào thét điên dại hoặc hô xung phong. Những lúc tỉnh táo, anh kể lại những chuyện hãi hùng anh đã trải qua.

 

Lạng Sơn (1979)
Nguồn: OntheNet

Đơn vị anh đóng chốt trên một quả núi. Anh là người giữ khẩu B40. Bữa đó, quân Trung Quốc tấn công dữ dội lắm. Từ trên cao nhìn xuống, anh thấy cả biển lính đang tiến lên theo lệnh kèn. Đợi quân xâm lược tiến vào trong tầm bắn, anh khai hỏa theo mệnh lệnh của người chỉ huy. Trái B40 bay vào giữa bầy người và thiêu rụi một đám. Nhưng quân địch quá đông, quả đạn trúng đích tạo một khoảng trống, rồi quân địch lại tràn lên, giống như khi người ta ném một hòn đất xuống ao bèo tấm, chỉ ít giây sau, bèo lại tràn vào khoảng trống do viên đất vừa tạo ra. Anh đã bắn khoảng 10 quả B40 rồi ngất lịm ngay tại chỗ. Anh không biết bằng cách nào đồng đội đã đưa anh về được bệnh xá. Sau này họ cho anh biết rằng ngay sau đó đơn vị được lệnh rút lui. Họ đã dìu anh và thấy máu chảy khá nhiều từ tai anh.

Một người khác cũng tham gia trận chiến ngay từ những ngày đầu kể lại rằng ban đầu phía mình phòng bị ở tuyến biên giới rất mỏng. Tiểu đội anh chốt giữ tại một cao điểm. Quân Trung Quốc tràn sang rất đông và rất nhanh. Tiểu đội anh đã chống trả mãnh liệt, nhưng rồi sau đó chỉ còn lại ba người với vài thương tích trên thân thể. Tiểu đội trưởng đã hi sinh vì trúng đạn, ba người còn lại đành tháo lui, rồi lạc nhau mỗi người mỗi ngả. Thân thể rách nát, anh luồn rừng lội suối. Qua các bản làng xơ xác, anh phát hiện ra rằng quân Trung Quốc đã tràn qua và đang tiến quân ở phía trước anh. Do một may mắn lạ kì, anh đã tìm được một đơn vị du kích và nhờ đó thoát chết.

Đó là những điều tôi biết được về cuộc chiến qua lời kể của những người đồng hương tham chiến. Ngoài ra, cuộc chiến tranh biên giới chỉ để lại trong tôi chút ít kí ức hãi hùng do lời kể của người khác hoặc qua những bài báo ngắn ngủi về sự tàn ác khủng khiếp của quân bành trướng.

Người còn nhớ hay đã quên?

Cuộc chiến tranh biên giới đã bắt đầu cách nay đúng 30 năm. Căng thẳng và giao tranh chỉ mới chấm dứt cách nay khoảng 20 năm. Thời gian chưa thật dài. Trong ký ức của rất nhiều người Việt, nỗi đau cũ hẳn vẫn còn đâu đó. Nông Đức Mạnh sinh ra và từng nhiều năm làm việc tại tỉnh Bắc Kạn, thời chiến tranh biên giới là tỉnh Bắc Thái, tiếp giáp với các tỉnh biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, có biết gì về chiến tranh biên giới, có biết gì về những “cối xay thịt người” tại Hà Tuyên? Hay biết rõ mà vì chiếc ghế béo bở nên ca bài “sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi”?

 

Hy sinh
Nguồn: OntheNet
 

Giờ đây, Việt Nam–Trung Hoa lại “núi liền núi, sông liền sông”, vì khi khối cộng sản Đông Âu sụp đổ, chính quyền cộng sản Việt Nam mất đi chỗ dựa và nguồn viện trợ, để rồi trong cơn ngả nghiêng cùng khốn, họ đã nhanh chóng hoà giải và ngả ngay vào lòng đàn anh Trung Quốc. Con cáo già Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng để nắm tay rồi xiết cổ người đồng chí trong cơn cùng đường. Những bộ mặt trơ lì vô sỉ sẵn sàng ra rả nào là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, nào là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, dù mới đó không lâu các đồng chí từng nói chuyện với nhau bằng súng đạn!

Chuyện nhượng đất nhượng biển cho đến nay vẫn bị đảng tìm mọi cách bưng bít và lảng tránh. Khi ai đó trưng ra bằng chứng thì những tên cò mồi lại đe doạ rằng bây giờ tiềm lực quân sự của Trung Quốc mạnh lắm, nếu chiến tranh lại xảy ra thì cơ hội sống còn của người Việt hầu như rất mong manh. Họ đã vội quên bẵng quá khứ mới chỉ cách nay có hai ba chục năm, nên dĩ nhiên làm sao nhớ nổi quá khứ xa hơn. Trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, xét về tương quan lực lượng quân sự, chưa bao giờ quân đội người Việt có thể so sánh được với quân đội Trung Hoa. Người Việt luôn phải chiến đấu trong tư thế như lời Nguyễn Trãi “thế trận xuất kỳ lấy yếu chống mạnh, dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều”. Nếu tổ tiên xưa cũng cứ viện lẽ mạnh yếu ít nhiều để đi từ nhượng bộ này tới nhượng bộ khác, nước non sông núi hẳn từ lâu đã chẳng còn là của người Việt.

Không phải vô cớ mà người xưa luôn tìm cách nghị hoà với phương Bắc liền ngay sau mỗi cuộc chiến. Nằm ở thế liền kề một nước người đông như kiến lại mắc chứng bệnh vĩ cuồng, phải khéo léo và khôn ngoan trong cách cư xử là chuyện hệ trọng mang tính sống còn. Cũng vì lẽ đó mà những người được các triều đại cử đi giao thiệp với người Trung Hoa như Mạc Đĩnh Chi, Hồ Tông Thốc, Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lê Quí Đôn, … hầu như luôn là những người thông minh, đối đáp giỏi hàng đầu của thời đại mình. Họ thực sự là “những đỉnh cao trí tuệ”. Trong quá khứ, các triều đại luôn có một nguyên tắc bất di bất dịch đối với người Trung Hoa: không bao giờ nhượng bộ khi có tranh chấp về biên giới. Phải mềm mỏng vì một nước nhỏ, dân ít không thể dấn thân vào những cuộc chiến triền miên thiêu rụi nhân tài vật lực với một nước lớn dân đông, nhưng đồng thời tiền nhân cũng luôn cho kẻ kia biết rằng khi cần chúng tôi cũng không ngại phải so kiếm với “thiên triều”.

Vài lời người xưa

Người Việt Nam từng đi học dĩ nhiên phải biết đến những cuộc chiến với kẻ thù truyền kiếp trải dài suốt lịch sử dân tộc. Những bài học lịch sử đã thổi vào con tim người Việt dòng máu tự hào và lòng quyết tâm bảo vệ quê hương. Ở tuổi học sinh, con tim của bao thế hệ người Việt đã từng ghi nhớ và sục sôi những lời tâm huyết của Đức Thánh Trần:
“Ta từng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức rằng chưa được xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, ngàn xác ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm.”
Dĩ nhiên, phải đặt những lời này trong bối cảnh của một dân tộc phải luôn tự vệ vì lẽ sống còn.

Vấn đề biên giới cũng chẳng phải là chuyện gì mới mẻ. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư từng ghi lại lời vua Lê Thánh Tông căn dặn người lo đàm phán với nhà Minh vào năm Hồng Đức thứ 4, 1473, như sau:
“Vua dụ bọn thái bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy rằng, ‘Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di.’”

Cũng sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư ghi lại lời trăn trối Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn dành cho vua nhà Trần như sau:
“ … Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy… ”

 Binh thư yếu lược,” Trần Quốc Tuấn
Nguồn: chinhkhiviet. com
 
Những lời dặn của tiền nhân đâu xa lạ gì với hầu hết người Việt. Nhưng có một thời, người ta đã tìm cách gạt bỏ, phủ nhận lại kho tàng khôn ngoan tích tụ từ bao đời. Tinh thần quốc tế vô sản đã khiến những kẻ mơ màng chỉ còn nghĩ tới một “thế giới đại đồng”, quên bẵng rằng con hổ đói vẫn đang chờn vờn rình rập. Các cô giáo tại xó nhà quê cũng không ngần ngại phê bình “theo định hướng” một vĩ nhân của dân tộc nhằm chứng tỏ rằng tất cả những gì xưa cũ đều là cổ hủ lạc hậu và vô giá trị, chỉ có xã hội mới XHCN mới mang lại những điều tốt đẹp! Sự thật ngày nay đã cho thấy rõ ràng những lời hứa hẹn đao to búa lớn một thời thực ra chỉ là hão huyền không tưởng.

Thoả thuận biên giới Trung–Việt vừa xong, sắp tới sẽ là hiệp định về biển Đông, đồng thời là kế hoạch bức tử Tây Nguyên, rước cọp dữ vào nhà. Sau đó sẽ còn những gì cụ thể nữa, đằng sau tất cả những chuyện đó còn những khuất khúc mờ ám nào nữa? Mỗi chúng ta cần phải lên tiếng vì sự tồn vong của dân tộc, bởi nỗi lo lắng trong tâm can của Đức Thánh Trần hơn 700 năm trước giờ đây đang thành sự thật:
“Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được.” 

  Ý kiến Bạn đọc

 anbinh94

Trích:
Thoả thuận biên giới Trung–Việt vừa xong, sắp tới sẽ là hiệp định về biển Đông, đồng thời là kế hoạch bức tử Tây Nguyên, rước cọp dữ vào nhà. Sau đó sẽ còn những gì cụ thể nữa, đằng sau tất cả những chuyện đó còn những khuất khúc mờ ám nào nữa? Mỗi chúng ta cần phải lên tiếng vì sự tồn vong của dân tộc, bởi nỗi lo lắng trong tâm can của Đức Thánh Trần hơn 700 năm trước giờ đây đang thành sự thật....

Đảng CSVN từ qúa khứ, hiện tại và cho đến tương lai đều là quân cờ của TQ, bởi vì CSTQ còn nắm rất nhiều bí mật "chết đảng" về HCM và Bọn Chóp Bu CSVN....Cho nên không phải ngẩu nhiên mà sách "Hồ Chí Minh sanh bình khảo" được phát hành, đó là đòn tâm lý chiến để giằn mặt bọn chóp bu CSVN mà thôi để buộc bọn chúng phải nhượng bộ về điều nào đó ( Khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, Ký Hiệp Định Vùng Lưởi Bò...). Vì vậy lên tiếng báo động là cần thiết, nhưng vì sự tồn vong của dân tộc VN thì hành động là vô cùng cấp thiết.

Điều gì sẽ đến nếu CSTQ trưng bằng chứng HCM là một Người Tàu Thứ Thiệt ?
Võ Nguyên Giáp cũng đã mất Giáp và trở thành thiên tài cầm quần cũng vì CSTQ !?

 anbinh94

Trích:
A á ! Chung một ý chung một lòng!
Đường ta đi hồng mầu cờ cách mạng.
A á ! Nhân dân ta ca muôn năm!
Hồ Chí Minh – Mao Trạch Đông!”

“Bác Mao không ở đâu xa, Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”
( Chế Lan Viên )

1. Em ơi chị học tiếng Tàu
Tửu hà ma nị… đâm đầu lấy Ngô
Cùng là con cháu bác Hồ
Chí Minh ngày trước bây giờ ...Cẩm Đao*

2. Nhục, hèn, đốn mạt, thương đau
Việt Nam ta hỡi, bởi đâu nỗi này?
Vua, quan tham nhũng cả bầy
Mặc dân cả nước bị gầy (tức gậy) xin ăn

3. Hoàng sa nay đã mất rồi
Từ từ đảng tính, tuỳ thời đảng... lo
Chỉ còn một cái mả to
Đảng ôm đảng giữ...đảng no...dân đòi (đói)

4. Việt Nam thành quận China
Yên tâm có đảng và nhà nước ta
Trung quốc nào phải đâu xa
Việt Nam ta đó chính là... Trung Hoa(!)

5. Bẩy lăng chủ tịt
Đào mả lão Đồng**
Việt Nam mất nước
Đảng ngồi ôm mông? ***
(Trần Khải Thanh Thủy)

* Nghĩa là Đào
** Tức Phạm Văn Đồng, người theo lệnh Hồ chủ tịch dâng công hàm bán nước cho Tàu cộng 14-9-1958
*** Lời của cán bộ lão thành cách mạng nói về lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam : "Cái đít có trí nhớ, nó nhớ cái ghế" dù mất nước mà giữ được đôi mông vĩ đại của mình trên ghế cao quyền lực, đảng cũng cố mà ôm, còn hơn mất ghế mà được cả nước.
 
anbinh94

Trích từ: Báo chí bị cấm đưa tin vụ bô xít! / Thiện Giao, phóng viên đài RFA - 2009-02-22

Tài liệu số hiệu 17/TB-VPCP

Nói chính xác hơn, là báo chí bị cấm đưa tin về vấn đề bô xít trong thời gian chính phủ “chưa hoàn tất việc tổ chức Hội Thảo Khoa Học.”

Và việc tổ chức hội thảo khoa học này, vẫn theo văn bản vừa nêu, được Thủ Tướng Chính Phủ yêu cầu tổ chức trong khi chính văn bản ấy nói Chính Phủ “kiến nghị Bộ Chính Trị cho phép tiếp tục triển khai các dự án theo quy hoạch được duyệt.”

Tài liệu được nói đến mang số hiệu 17/TB-VPCP, do Phó Chủ Nhiệm Văn Trọng Lý ký phổ biến ngày 13 tháng Giêng năm 2009.

Mục số 4 của văn bản ghi ý kiến kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến báo chí như sau:

“Trong thời gian chưa hoàn thành việc tổ chức Hội Thảo Khoa Học, Bộ Thông Tin và Truyền Thông chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng không đưa tin về ảnh hưởng môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên.”

...Cũng xin được nhắc lại, rằng hồi giữa năm ngoái, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, là ông Nông Đức Mạnh, sang thăm Trung Quốc, đã khẳng định 2 nước “tăng cường hợp tác trong các dự án” trong đó có dự án khai thác bauxite tại Đắc Nông!

Chỉ thị lần này của thủ tướng Dũng thì có đoạn chính phủ “kiến nghị Bộ Chính Trị cho phép tiếp tục triển khai các dự án theo quy hoạch được duyệt.”

anbinh94

VN-Index dễ dàng xuyên thủng ngưỡng 250 điểm / VNN 23/02/2009

- Rất dễ dàng, chỉ số VN-Index đã xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 250 điểm ngay trong phiên đầu tuần và xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua. Thị trường tiếp tục ảm đạm.

Trường chứng khoán hiện nay đang rất kém hấp dẫn các nhà đầu tư . Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch sáng 23/2, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 8,55 điểm (tương đương giảm 3,39) xuống 244,02 điểm.

Đây là mức thấp điểm nhất của chỉ số này trong đúng 47 tháng qua (từ ngày 23/3/2005).

 anbinh94

Trích:
Trong quá khứ, các triều đại luôn có một nguyên tắc bất di bất dịch đối với người Trung Hoa: không bao giờ nhượng bộ khi có tranh chấp về biên giới. Phải mềm mỏng vì một nước nhỏ, dân ít không thể dấn thân vào những cuộc chiến triền miên thiêu rụi nhân tài vật lực với một nước lớn dân đông, nhưng đồng thời tiền nhân cũng luôn cho kẻ kia biết rằng khi cần chúng tôi cũng không ngại phải so kiếm với “thiên triều”.

Âm mưu thâm độc của Hán Triều là biến cuộc chiến giữa TQ/VN như trong qúa khứ ( 4 lần xâm chiếm và bắc thuộc điều bị đánh bại !). Qua thế kỷ 20/21 thì CSQT đã thay đổi chiến thuật:

Thay vì ngoại chiến TQ/VN thì họ đã âm thầm biến thành nội chiến VN/VN. Từ ĐBP cho đến 30/4 là nội chiến bằng súng đạn / xương máu và sau đó kéo dài cho đến hien tại là nội chiến bằng chia rẽ / căm thù / chánh trị ( HT Cải Tạo, Thuyền Nhân, Điều 4 HP / NQ 36...). Từ trong bóng tối CSTQ dùng mạng lưới nhện chằng chịch tình báo ( Do HCM thành lập !) để điều khiển và đánh phá VN...khắp nơi và toàn diện từ Văn Hóa / Chánh Trị/ Quân Sự / Kinh Tế / Trong Nước / NVHN....mặt nổi của Tình Báo TQ là ...qua TC2, A25,P25,CA,CAM. ..

 Minh Duc
Cuộc chiến tranh biên giới 1979 giữa Việt Nam và Trung Quốc là sự xung đột giữa hai nước CS xảy ra khi phong trào CS do Đệ Tam Quốc Tế phát động đi đến lúc tan vỡ.

Đệ Nhị Quốc Tế CS tan vỡ vào Đệ Nhất Thế Chiến 1914-1918 khi các đảng CS trong phong trào này đi theo khuynh hướng quốc gia mà hợp tác với chính quyền của nước mình, không còn là một phong trào của giai cấp vô sản không muốn dính dáng gì để chính quyền của các quốc gia mà người CS cho rằng đó là chính quyền của tư sản. Rút kinh nghiệm, Lenin tổ chức Đệ Tam Quốc Tế CS với kỷ luật rất chặt chẽ bắt mọi đảng CS phải tuân lệnh của Đệ Tam Quốc Tế, theo đuổi đường lối dùng vũ lực cho đến khi CS chiếm toàn thế giới. Các đảng CS của các nước thuộc Đệ Tam Quốc Tế giúp đỡ lần nhau theo lệnh của trung ương. Khi đảng CS nào đã chiếm chính quyền ở nước mình rồi thì tiếp tục trợ giúp đảng CS tại các nước khác cũng chiếm chính quyền ở nước họ, cho đến khi toàn thể thế giới đều có các chính quyền CS, tất cả đều đặt dưới sự chỉ đạo của Đệ Tam Quốc Tế.

Vì thế mà đảng CS Nga giúp đảng CS Trung Quốc. Sau khi đảng CS Trung Quốc thành công tại Trung Quốc thì đem khí giới giúp đảng CSVN. Đảng CSVN lại giúp đảng CS Lào và đảng CS Cam bốt. Các đảng CS này hành động đúng như là sách lược mà Đệ Tam Quốc Tế CS vạch ra.

Nhưng rồi xảy ra việc Kruschev lên cầm quyền năm 1953, đề ra đường lối sống chung hòa bình với phe tư bản. Mao Trạch Đông không nghe chịu nghe theo đường lối này, gọi đó là đường lối xét lại. Mao không chịu sự lãnh đạo của CS Nga nữa mà đề ra thuyết Ba Thế Giới thay cho thuyết Thế Giới Hai Phe, gồm phe tư bản và phe CS của chủ nghĩa CS. Trong thuyết Ba Thế Giới thì CSTQ cũng lãnh đạo một phe riêng trên thế giới, biệt lập với phe CS của Nga và phe tư bản. Với sự chia đôi trong phe CS thì CSVN đứng về phe Nga nên bị Trung Quốc đánh. Cuộc chiến tranh biên giới 1979 và việc CSVN đánh sang Cam Bốt là sự xung đột giữa hai phe trong phong trào CS thế giới, giữa phe Nga và phe TQ. Trong nội bộ đảng CSVN cũng chia thành phe thân Liên Xô và phe thân Trung Quốc. Hoàng Văn Hoan là người thân TQ phải bỏ trốn khỏi VN để khỏi bị giết. Thế là Đệ Tam Quốc Tế dù lúc đầu được Lenin tổ chức với kỷ luật chặt chẽ cũng bị tan vỡ vì các đảng CS trong phong trào vì khuynh hướng quốc gia mà chia rẽ nhau.

Khi đảng CS Nga bị mất quyền thì đảng CSVN mất chỗ dựa nên phải dựa vào CSTQ. Dựa vào CSTQ thì phải ỉm đi vụ chiến tranh biên giới 1979, ca tụng "hòa bình hữu nghị, ổn định lâu dài" giữa VN và TQ. CSVN không dựa vào Mỹ được vì Mỹ chủ trương dân chủ đa đảng. Với dân chủ đa đảng thì đảng CSVN cũng bị xem là một đảng như các đảng khác. Điều này khiến cho đảng CSVN lo sợ bị mất quyền khi phải ra tranh cử một cách bình đẳng với các đảng khác. Chỗ dựa duy nhất cho đảng CSVN ngày nay là CSTQ.
 
Người Chân Thật
Thật cãm động khi một con người trẻ sanh tại miền Bắc , sống dưói chế độ dối trá , lừa bịp , xuyên tạc ...đã có những nhận định , suy nghĩ rất sáng suốt . Nếu đất nưóc vẫn còn những con người như tác giả , tương lai và tiền đồ cũa quốc gia dân tộc vẫn còn hy vọng . Chúng ta , những người Việt Quốc gia , có lý do đễ lạc quan , tin tưởng vào chính nghĩa Quốc gia và lý tưởng Tự do cho một Việt Nam thân yêu . Xin ngõ lời khâm phục tác già , và cám ơn tác giả đã cho tôi một niểm hy vọng , lạc quan to lớn . Việt Nam muôn năm , dân tộc VN muôn năm , chính nghĩa cũa dân tộc VN trường tồn mãi mãi ! .
 
 Bạn đời của dân hèn
Ông Hoàng Cúc tả trận đánh biên giới Hoa Việt 1979, y hệt như trận VC tấn công Bình Long An Lộc, ông Phan Nhật Nam diễn tả trong Mùa Hè Đỏ Lửa...

Người lính miền Bắc, thật thãm sầu, csVN luôn làm bộ bơm họ lên mây, làm anh hùng, để sữ dụng họ như những con chốt thí...

Bị chửi quá, sợ thương binh, thân nhân liệt sĩ nỗi loạn, không còn ai hưỡng ứng cái mục..."trúng tuyễn nghĩa vụ quân sự" nữa, csVN mới thò ra tí chút, để gọi là chăm sóc thương binh liệt sĩ. Cho nó có ...cái tình. Nghe các anh có mồi cs hát láo nâng bi xã hội Cộng, mà chán mớ đời!...

Trong quá khứ tiến chiếm miền Nam, bất kỳ nơi nào có các đồng chí "Trung Quốc" ghé viếng thăm, "chia sẽ kinh nghiệm" cs Bắc Việt hay du kích mặt trận giãi phóng miền Nam rất là "hồ hỡi". Biễu ngữ hoan nghênh nhiệt liệt treo...tối trời, nhiều khi..."cha già" viếng thăm cũng không được đón chào "hồ hỡi" như thế.

Dép râu, nốn cối, lương...tượng trưng, lại bị cò mồi mau-nhiệm bơm cạch cạch, anh..."được" làm bộ đội...Nghe cũng oãnh. Sẵn sàng hy sinh các chiến tranh biên giới giữ yên cho...công an nhân dân tha hồ mà tác quái các em sinh viên chân dài, lên đời xe Lexus, nhà...trồng rau sạch trên sân thượng...

Cái nghề...bơm của có mồi cs, em phải công nhận là...ăn tiền. Hơn mấy chục năm dài, thanh thiếu niên miền Bắc, ai cũng khoái..."được" làm bộ đội....

Mau-Nhiem hỗm rày...đi vắng?