Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Tài Liệu Mật Mỹ rút khỏi Việt Nam theo yêu cầu của Tầu (Bài 1)

Mỹ rút khỏi Việt Nam theo yêu cầu của Tầu (Bài 1) PDF Print E-mail
Tác Giả: Báo Văn Nghệ Tiền Phong   
Thứ Hai, 03 Tháng 11 Năm 2008 14:02

 VNTP, ngày 23.7.04

* Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập: "Ông Thiệu cho người Mỹ là ngây thơ ..."

* Dr. Kissinger: "I know Hanoi is very suspicious, and they are afraid to lose at the conference table what they have fought for on the battlefield ... I have impression that they are more afraid of being deceived than of being defeated.They think that they were deceived in 1954."

* PM Chou En-Lai: "Therefore, the Vietnamese people feel that they were greatly taken in and deceived at that time..."

* Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi: "...phá đổ chế độ độc tài của Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi ông phản bội quê hương, đày đọa dân tộc rồi âm mưu thỏa hiệp với kẻ thù."

* The Pentagon Paper: "That is, the officers' salaries and pay for their troops would be cut off unless they joined the coup opposing Diem."

* PM Chou En-Lai: "As for the two principles that I have put forward, I would like to put forward some detailed questions ..."

* Dr. Kissinger: "The two principles you mentioned, we are prepared to accept them."

* President Nixon: "The problem is the Soviet Union wants the U.S. to be tied down in Vietnam. It doesn't want our involvement to end. It appears to be discouraging the North Vietnamese from negotiating..."

Hậu Nghĩa

Năm tới đây người Việt tị nạn sẽ lại kỷ niệm ngày bỏ nước ra đi lần thứ 30 (1975-2005)!!! Với 30 năm sống lưu vong nơi xứ người, hẳn nhiều người vẫn chưa quên được những kỉ niệm cũ, những nghi vấn về nguyên nhân đưa đến sự cáo chung của nền Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Nhất là những thắc mắc của người Việt không biết hai bên Mỹ và BV bàn tính gì trong hậu trường của người mà báo chí Việt một thời gọi người đó là "ông vua đi đêm họ Kít" vào những ngày đầu thập niên Bẩy Mươi .( Một câu hỏi khác được nêu ra là: Sau 30.4.1975, nghĩa là sau khi miền Nam đă đổi chủ nhưng họ Kít vẫn đi Bắc kinh, vậy họ Kít đi Bắc Kinh cho mục đích gì? Phần cuối của loạt bài này người viết sẽ trả lời cho câu hỏi trên.)

Nhìn lại 30 năm qua, nhiều cuốn sách, hồi ký được phát hành nhằm kể lại những sự việc mà các tác giả đă chứng kiến, hay đă tham gia để rồi viết sách, viết báo ngõ hầu cho độc gỉa biết chuyện quá khứ ... Nhân dịp này các tác giả còn có dịp thanh minh, phần trần ... hay cũng như để đả kích những người trong guồng máy lănh đạo miền Nam trước kia, vì những lý do riêng tư, khác biệt phe nhóm...

Các cuốn hồi ký ấy viết đúng hay sai, không phải là mục đích của bài viết này, nhưng nhân việc các tài liệu được xếp vào hàng tối mật, (chỉ đưọc coi mà thôi -- TOP SECRET - SENSITIVE - EXCLUSIVELY EYES ONLY - vừa được National Security Council Files giải mật các bản văn của Nixon Presidential Materials Project at the National Archives, rồi công bố các tài liệu về chuyến công du của cựu tổng thống Nixon đi Bắc Kinh hồi đầu năm 1972. Qua tài liệu này, qúi độc giả thân mến của VNTP sẽ:

* Biết qua về các toan tính của những " ông chủ ngoại bang quyền thế " nhân danh các đại cường mà " ban phước "< permit> cho các nước nhược tiểu như thế nào. (Chữ permit trích trong Document 34: Memorandum of Conversation, Kissinger and Zhou, 9 July1971, 4:35-11:20 PM, Top Secret / Sensitive / Exclusively Eyes Only, with cover memo by Lord - Chính bản lưu tại: National Archives, Nixon Presidential Materials Project, White House Special Files, President's Office Files, box 1033 - Tài liệu số 34 này gồm 47 trang).

* Biết qua chữ nghĩa của các nhà ngoại giao đă dùng khi đối diện, đối thoại để xem miệng lưỡi của người sang "có gang có thép"...

* Biết thế nào là sự khổ đau, tủi nhục của việc nhờ vả.

* Để rồi độc giả tiện bề so sánh nội dung cuộc thảo luận của Mỹ và Trung quốc về chiến tranh Việt Nam với các ý kiến của các tác gỉa của các hồi ký đă viết ra ...Trước là để xem rằng ngay trong hàng ngũ tị nạn, cũng đă lắm phe nhiều phái, liệu đă đến lúc cần đối diện đối thoại, hay là sau 30 năm sống lưu vong nơi xứ người: đường ta, ta cứ đi ? ... Sau là hiểu thêm ý nghĩa đích thực của 6 chữ mà cổ nhân đă dạy: có thực (lực) mới vực được đạo ( chính nghĩa ).

Trong 30 năm có quá nhiều hồi ký, nhiều bài báo viết về lý do của sự đổi chủ tại miền Nam. Người viết xin phép trích một số đoạn trong hai cuốn sách được dư luận bàn tán nhiều nhất vào cuối thập niên 1980 bàn về chiến tranh Việt Nam, ngỏ hầu để đọc giả dễ dàng so sánh, đối chiếu với các tin tức ghi trong Tài Liệu TỐI MẬT Toà Bạch Ôc (TLTMTBO). Rồi từ đó biết thêm về thân phận của người nhận tiền,với các ông chủ nắm hầu bao " ban phước " qua mỹ từ: BẢO VỆ TỰ DO!!!

Hai cuốn sách này người viết tạm coi là tiêu biểu cho hai nguồn dư luận của người Việt hải ngoại: một ở trong và một ở ngoài chính phủ Nguyễn Văn Thiệu trước kia. Không hẹn mà gặp, hai cuốn sách này lại được phát hành cùng thời điểm là cuối năm 1986.

Tên hai cuốn sách đó là: Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (VNMLQHT) của tác giả Đỗ Mậu, và cuốn: Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập (HSMDĐL) của tác giả Nguyễn Tiến Hưng.

Vì TLTMTBO liên quan đến các giai đọan : thăm dò, chuẩn bị, và công du Bắc Kinh của cựu Tổng Thống Nixon quá dài,(hàng trăm trang) mà trang báo trên VNTP thì có hạn, cho nên người viết sẽ trích nguyên văn các đọan văn cần thiết bằng Anh ngữ. Người viết cho rằng như thế vừa tôn trọng độc giả, vì có nhiều độc giả am tường Anh ngữ, và vừa đỡ mất thì giờ phải đọc cả phần dịch... Tuy nhiên sau mỗi cuối đoạn văn trích dẫn, người viết sẽ tóm tắt ý nghĩa của đoạn văn đă trình bày, đồng thời trích dẫn những ý kiến của hai tác giả qua hai cuốn hồi ký nêu trên. Ngoài ra, người viết sẽ ghi thêm các tin tức thời sự đang xảy ra do các Thông Tấn Xă quốc tế hay các sách báo loan tải, để đọc giả tiện bề so sánh, đối chiếu với sự việc ghi trong tài liệu như đă viết.

Lý Do Mỹ Đưa quân và rút quân khỏi VN:

Việc Mỹ muốn giao hảo với Trung Quốc, ngoài chuyện muốn Trung Quốc đứng ra làm trung gian dàn xếp cuộc chiến Việt Nam , mà còn tính đến chuyện liên kết với Trung quốc để cùng " trói con gấu Bắc cực " (ý nói đến Liên Bang Xô Viết, danh từ Bắc Kinh dùng qua cuốn Mưu Lược Đặng Tiểu Bình . Sách do nhà xuất bản Hồng Kỳ, Trung quốc ấn hành tháng 5.1996, được nhà xuất bản CTQG - Hà Nội dịch và phát hành tháng 10.1996, người viết đă bàn trên VNTP hồi 1998. Ngoài vấn đề VN, cuộc họp thượng đỉnh giữa hai ông Lai và Nixon còn bàn đến các vùng xung đột, hay căng thẳng trên thế giới từ vùng Nam Á, Đông Nam Á cho đến Trung đông, nhất là về tình hình biên giới giữa hai nước Nga-Tầu khi hai nước đàn anh CS này có khác biệt về ý thức hệ.

Vùng Đông Á cũng được đặc biệt bàn tới : Chẳng hạn như vụ Đài Loan , bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản ... Trung Quốc muốn nhờ Mỹ giảm ảnh hưởng của Nhật trong vùng, muốn Mỹ rút khỏi Nhật Bản ...nhưng Mỹ từ chối (President Nixon: I know the Prime Minister's position is that we should withdraw our forces from Japan. I do not agree with that position ... I will not withdraw our forces from Japan, because I believe that our interest in peace in the Pacific is to restrain Japan.)- Trích Theo Document 1: Memorandum of Conversation, ngày 22.2.1972 - Bản chính lưu tại: National Archives, Nixon Presidential Materials Project, White House Special Files, President's Office Files, box 87 -Tài liệu 31 trang) (Ghi chú trong ngoặc): Đó là chuyện 1972. Còn chuyện 2004 thì theo đài phát thanh RFI nước Pháp loan tin ngày 15.6.2004 cho hay: Thượng viện Nhật thông qua dự luật nhằm cho phép chính phủ Nhật nhanh chóng trả đũa mọi cuộc tấn công bằng quân sự mà không cần thông báo cho quốc hội trước ... Cho phép hợp tác chặt chẽ với quân đội Mỹ, xử dụng chung các căn cứ quân sự, hậu cần và phương tiện chuyên chở của Mỹ, khi bị tấn công, hay khi cảm thấy bị đe dọa.

Theo Tân Hoa Xã (BEIJING, June 17 <2004> lược thuật: "It gives the maritime Self- Defense Force (SDF) the right to inspect foreign ships suspected of carrying military cargo in and around Japan's territorial waters, and also empowers the SDF to provide ammunition to the US military if Japan comes under foreignattack or such a threat is deemed imminent. "Đoạn văn này giống như bản tin mà RFI đă ghi nhận nêu trên.

Tân Hoa Xă còn trích lại phần bình luận của tờ China Daily như sau : "The legislation underlines "the shift in Japanese military strategy from defensive to offensive," and increases "the possibility of Japan getting embroiled in a war or other armed conflicts" ... "The legislation to prepare for war runs counter to the spirit of Japan's constitution -- which prohibits the nation from exercising the right to collective defense." (Nhật đă chuyển từ chính sách thế thủ sang thế công, làm gia tăng mức độ Nhật dính líu vào chiến tranh... Dự luật chuẩn bị cho chiến tranh đă đi ngược lại hiến pháp nước Nhật cấm cản...) Bản tin của Tân Hoa Xã còn ghi lại lời phê bình của tờ China Daily: the enactment of these bills will cause apprehension and distrust rather than understanding among its Asian neighbors.

Còn Pháp Tấn Xã (AFP) trong bản tin loan đi ngày 1.7.2004 có nhận xét : While vowing that Japan will never again go to war, Koizumi's visits to the Yasukuni Shrine which honors Japanese war criminals among other war dead have upset Japan's Asian neighbors and drawn suspicion about his plans. And the recent passage of legislation to beef up Japan's cooperation with the US military to better react to attacks has drawn fiery rhetoric from North Korea.

Cũng tin liên quan đến các hoạt động quân sự của Mỹ trong vùng Á Châu , căn cứ vào điều khoản ghi trong đạo luật National Defense Authorization Act (106-65) qui định, theo đó hàng năm Bộ Quốc Phòng Mỹphải tường trình lên Quốc Hội về tình hình quân sự hiện tại và tương lai của Trung Quốc ( Annual Report On The Military Power Of The People's Republic Of China) Bản tường trình lên Quốc hội Mỹ có ghi nhận điều Trung quốc lo ngại ... Qua chiến tranh Irap, Mỹ điều động quân đội khắp nơi, từ Trung Á, Nam Á, đến Đông Á, vì thế Trung quốc lo ngại đang bị Mỹ bao vây ...

Trong khi đó, Thông tân xă Bắc Hàn phê bình cuộc điều động quân đội Mỹ là mượn cớ "tình hình Iraq khẩn trương" để thực hiện chiến lược chế ngự thế giới, chiến lược Á Châu - Thái Bình Dương (TBD), qua việc kiểm soát vùng Á Châu - TBD: "Pyongyang, June 13 (KCNA) -- The U.S. is pushing forward the redeployment of its armed forces in real earnest in different parts of the world. It is evidenced by the fact that the U.S. decided to dispatch some of its armed forces in south Korea to Iraq under the pretext of the "urgent Iraqi situation." ... It is the U.S. strategy for world domination, Asia-Pacific strategy, to dominate the whole world by holding a grip on the Asia-Pacific region." Trên VNTP số 551, 552, 553 tháng 12/98-1/99 người viết đă có nêu vấn đề thuộc vùng Viễn Đông qua đề tài: Việt Nam là "tiền đồn", Đài Loan là "hàng không mẫu hạm" của Mỹ tại Viễn Đông và sẽ bàn tiếp ở cuối loạt bài này).

Cũng có tin về quân sự trong vùng ghi nhận tháng vừa qua (6/04): Chính phủ Úc Đại Lợi và Mỹ vừa đạt thoả thuận nhằm xây dựng cơ sở quân sự tại miền Bắc nước Úc. Tin nói là để có cơ sở huấn luyện quân đội hai bên ... Tin cũng cho hay khi hữu sự thì có thể xử dụng như là một căn cứ quân sự ... Cũng trong tháng qua phía Nhật Bản và Nga đạt thoả hiệp nhằm xây dựng ống dẫn dầu hỏa từ Tây Bá Lợi qua Thái Bình Dương ... Vì con đường hàng hải hiện nay, con đường huyết mạch mà các tầu chở dầu hỏa từ vịnh Ba Tư về nưóc Nhật phải qua Biển Đông. Nếu như Đài Loan, "hàng không mẫu hạm" của Mỹ ở trong vùng bị lâm nguy, thì nguồn tiếp tế dầu hỏa cho nước Nhật sẽ ít bị đe dọa hơn. Khi thuận tiện người viết sẽ trở lại bàn về đề tài này). Sự việc này làm cho Trung quốc lo ngại: "Since China and Japan established diplomatic relations, … we found increasingly apparent "conflicts of interest" in recent disputes between the two countries, for example, China-Japan contention for the Russian oil pipeline project, India's replacement of China to become the biggest aidrecipient country of Japan, frequent engagement in disputes between China and Japan over territorial issues, Japan's increasing attention to the Taiwan Strait situation, etc … Now the "China military threat" saying is circulating around Japan, which is of course searching a basis for Japan's military development. (Nhân Dân Nhật Báo, ngày 14.6.04, bài: How will China and Japan get along in the future?)

Như đă viết, bài này chỉ bàn đến việc Trung Quôc yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Việt Nam mà thôi.

(Còn tiếp)