Mỹ rút khỏi Việt Nam là theo yêu cầu của Tầu (Bài 2) Print
Tác Giả: Báo Văn Nghệ Tiền Phong   
Thứ Hai, 03 Tháng 11 Năm 2008 15:44

VNTP: 688 (Aug.6.2004) 

(Tiếp theo)

* HSMDĐL: "Ông Nhu đề nghị Bắc Nam tái lập liên lạc bưu điện và quan hệ kinh tế như một bước đầu dần dần đưa đến hòa bình."

CIA/ Memorandum: "Chúng tôi ( CIA) nhận được các báo cáo từ nhiều phía gửi về nêu lên việc chính phủ miền Nam VN có liên hệ vơi miền Bắc" (we have received a number of recent reports which raise the possible of GVN deal of a some kind with North Vietnam)

* Dr. Kissinger: "We are prepared to be generous in working out political possibilities which would give the NLF a fair chance."

* President Ceausescu: " … they were prepared to accepted a coalition government comprised of many elements of the society."

* VNMLQHT: "…lực lượng thứ ba với chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc do Dương văn Minh và Vũ văn Mẫu cầm đầu để tìm cách thương thảo với MTGPMN."

 Vì muốn liên hệ với Trung Cộng, nên chính quyền Nixon phải gõ cửa nhiều nga, từ Chủ Tịch nhà nước Lỗ -Ma-Ni, cho đến Tổng Thống Hồi quốc. (Còn một số ngả khác nhưng người viết thấy không cần ghi lại vì bài viết sẽ quá dài ...) Người đích thân du thuyền trong vòng bí mật là Tiến Sĩ Kissinger Cố Vấn của Tổng Thống Nixon.

Một câu hỏi được nêu ra: Mỹ đổ quân vào Việt Nam nhằm mục đích gì, có lợi gì cho Mỹ hay là để bảo vệ tự do cho miền Nam? Khi đã đổ quân vào Việt Nam rồi thì tại sao lại không đưa quân ra chiếm miền Bắc mà lại phải rút quân Mỹ về?

Để trả lời cho câu hỏi này người viết đã nêu vấn đề trên VNTP trước đây (1998), nay xin tóm gọn lại trước khi bàn chuyện Mỹ mưu kế chuyện rút quân về:

Vào đầu năm 1961 tại đại hội đảng Cộng Sản Liên Bang Xô Viết, ông Krushchev cho biết có thể tránh được chiến tranh nguyên tử với Mỹ, nhưng để chống Mỹ, Liên Xô sẽ hỗ trợ các cuộc chiến tranh giải phóng nhân dân tại các nước thứ ba ..."  (Krushchev has said that the Soviet Union would avoid an atomic war with the United States but would support liberation wars and popular uprisings in the poor nations of the third world").

Vì thế ngay khi nhậm chức Tổng Thống vào tháng 1-1961, ông Kennedy đã đưa ra kế sách nhằm chống lại chiến tranh giải phóng của Liên Xô đề ra, bằng cách dùng Việt Nam làm nơi thí nghiệm để thực thi kế sách chống Liên Xô ." (Kennedy had intructed the Army to use Vietnam as a laboratory to develope techniques of counterinsurgency. The Pentagon had composed an acronym for this mission of suppressing revolution - COIN (Counterinsurgency)" (Trich trong A Bright Shining Lie : 58 - của Neil Sheehan, cũng là tác giả công bố TÀI LIỆU QUỐC PHÒNG về việc Mỹ tham chiến tại VN loan tải trên New York Times và Washington Post và rồi in thành sách The Pentagon Papers . Trước đó Bộ QP Mỹ đã tìm cách ngăn chặn việc phổ biến TÀI LIỆU QUỐC PHÒNG. Sự việc mang đến toà án tối cao ... Và Tối Cao Pháp Viện đã cho phép tiếp tục phổ biến TPP (TPP: 569 ). Đó là tình hình của năm 1961, còn năm 1972 thì theo như TLTMTBO tiết lộ phần trao đổi quan điểm của TT Nixon với TT Chu Ân Lai cho biết về sự khác biệt chính sách giữa Mỹ và Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam như sau: "The problem is the Soviet Union wants the U.S. to be tied down in Vietnam. It doesn't want our involvement to end. It appears to be discouraging the North Vietnamese from negotiating..." ( Liên Xô muốn Mỹ xa lầy trong chiến tranh Việt Nam, nên không muốn miền Bắc thương nghị). Trích Theo TLTMTBO - Document 1: Memorandum of Conversation, giữa TT Nixon và TT Chu Aân Lai ngày 22.2.1972.

Để thực thi kế sách chống Liên Xô như đã viết trên, nên Mỹ đã thay đổi chính sách tại Đông Dương là đưa quân trực tiếp tham chiến tại chiến trường Việt Nam nhằm chống Liên Xô qua chiến tranh giải phóng tại VN. Thế nhưng người cầm đầu chính phủ VNCH thời này là Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã chống lại việc Mỹ có ý định đưa quân tham chiến trực tiếp ... Nên kết qủa là năm 1963 việc Mỹ thay thế chính phủ Ngô Dình Diệm là chuyện tất nhiên... " (When it came time to discard Ngo Dinh Diem, the signal given to the plotters in Vietnam of United States support for the coup in 1963 was that the Executive should suspend payment on the Commodity Import Program which supported their entire military budget... That is, the officers' salaries and pay for their troops  ould be cut off unless they joined the coup opposing Diem. Needless to say, they complied. Diem was assassinated. Trích từ cuốn Anatomy of an Undeclared War ...The Pentagon Papers , trang 22. -  Trình bày của cựu Phụ tá Thứ truởng quốc phòng thời Kennedy. ( Đại ý: để làm áp lực với chính phủ Diệm, Mỹ cắt các khoản viện trợ, đồng thời lương bổng cho phía quân đội từ sĩ quan đến lính tráng đều sẽ bị ngưng nếu không tham gia đảo chánh lật đổ chính phủ Diệm).

Còn lý do cuộc binh biến 1963 theo tác giả Đỗ Mậu thì: " ...Lần thứ nhất là tâm phục thái độ từ quan của Thượng thư Ngô Đình Diệm mà bỏ gia đình, bỏ làng xóm theo ông để đấu tranh cho lý tưởng độc lập; lần thứ hai là phá đổ chế độ độc tài của Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi ông phản bội quê hương, đày đọa dân tộc rồi âm mưu thỏa hiệp với kẻ thù (VNMLQHT: 1032).

Nói về việc Chính phủ Ngô Đình Diệm liên hệ với miền Bắc nhằm tạo hiệp thuơng giũa hai miền hầu tránh cho nhân dân hai miền bớt lầm than, chết chóc vì chiến tranh, không lệ thuộc vào ngoại bang: "Ông Nhu đề nghị Bắc Nam tái lập liên lạc bưu điện và quan hệ kinh tế như một bước đầu dần dần đưa đến hòa bình. Ông cũng đềỉ nghị mở lại đường xe lửa Hà Nội - Sàigòn. Nhu tình nguyện đưa vợ con lên chuyến xe lửa đầu tiên ra Hà Nội để làm chứng cho thiện chí của hai anh em ông ... Khi Nhu tiết lộ ngầm cho báo chí Mỹ biết ông đã nói chuyện với miền Bắc, thì tác dụng đã đúng như ý ông mong muốn. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vô cùng tức giận. Mỹ bèn quyết định là ông này phải bước xuống, và yêu cầu ông Diệm phải cách chức, hoặc cắt bớt quyền hạn của người em mình. Ngày 24.8.1963, Hoa Thịnh Đốn đã đánh điện cho Đại sứ Henry Cabot Lodge ở Sàigòn, chỉ thị rằng nều ông Diệm không chịu cách chức Nhu... không còn ủng hộ ông Diệm nữa. Ông Đại sứ cũng có thể cho các cấp chỉ huy quân sự liên hệ biết rằng chúng ta sẽ trực tiếp ủng hộ họ trong bất cứ thời kỳ chuyển tiếp nào mà cơ cấu chính quyền trung ương sụp đổ. " ( HSMDĐL: 131).

Về câu hỏi tại sao Mỹ không đưa quân ra miền Bắc, thì theo như bài tường thuật bởi báo Hồn Việt ( số báo tháng 10.1995 ) nhân việc tướng Oét-ty đến Nam Cali xin lỗi dân Việt tị nạn về vụ Tết Mậu Thân. Rằng Mỹ biết truớc việc VC sẽ tổng công kích, mà không báo cho phiá VNCH biết để đề phòng. Dịp này tuớng Westmoreland có tiết lộ là ông ta không được phép hủy đường mòn HCM, và không được tiến quân ra miền Bắc"... Vì cắt đứt con đuờng này sẽ giảm thiểu các mục tiêu chiến lược của chúng tôi rất nhiều."

Chỉ vì tò mò muốn đi tìm xem đâu là "mục tiêu chiến lược" của Mỹ trong chiến tranh VN, để rồi người viết bỏ công nhiều năm sưu tầm tài liệu sách báo ... rồi đúc kết viết một số bài phổ biến trên VNTP hồi 1998 với tiêu đề: "Phải chăng cuộc chiến tại Việt Nam có ảnh hưởng đến sự tan rã của khối Xô Viết " mà độc giả VNTP đã đọc qua.

Còn việc Mỹ muốn rút quân khỏi Việt Nam, phía chính phủ VNCH lúc đó có phản ứng gì?

Theo cuốn HSMĐL: "Ông Thiệu cho người Mỹ là ngây thơ ... "Thật là khó hiểu, đang lúc đổ quân sang VN để chiến đấu...thì McNamara lại đi sau hậu trường nói chuyện điều đình..."

HSMĐDL: nhân việc ông McNamara qua VN hồi 1967). Cũng trang sách này (trang 39) còn cho biết việc Đại sứ Bunker đã nói rõ với ông Thiệu: "Áp lực quần chúng Mỹ đã buộc Tổng Thống chúng tôi phải hành động. Phải có một cuộc hòa đàm để chứng tỏ với Quốc Hội và dân chúng Hoa Kỳ là chúng ta - cả Hoa Thịnh Đốn lẫn Sài gòn - đều muốn Hoà bình".

Bàn về việc các phe lâm chiến hội nghị tại Ba lê, cuốn VNMLQHT có ghi: "Năm 1969, một năm sau tết Mậu Thân, khi tình hình miền Nam bắt đầu đi vào tuyệt lộ vì Tổng Thống Johnson mở mật đàm với Hà Nội để mở màn cho hòa đàm Ba-Lê và để cứu vãn nội tình một nước Mỹ đang bị rối nát, khi chế độ Nguyễn Văn Thiệu hoàn toàn bất lực trong việc điều động quân dân miền Nam đối kháng với Cộng Sản đang ngày càng lớn mạnh..." (VNMLQHT: 230). (Ghi chú bên lề: Theo Biographical profile of the 37th president, của Tòa Bạch Ốc có ghi: "His election in 1968 had climaxed a career unusual on two counts: his early success and his comeback after being defeated for President in 1960 ..." Có nghĩa rằng từ đầu năm 1969 Tổng Thống Nixon đã nhậm chức).

Theo HSMĐDL thì 1963 ông Diệm đã chỉ thị cho nhân viên thuộc cấp tiến hành các cuộc hoà giải với miền Bắc nhằm chấm dứt chiến tranh, tạo hòa bình cho hai miền. " ...1963. Trần Vãn Đỉnh cho hay: Lúc ấy ông đang phục vụ tại tòa Đại sứ VNCH tại Hoa Thịnh Đốn, được triệu về Sàigòn để gặp ông Diệm và Nhu. Hồi còn làm Tổng Lãnh sự tại Rangoon ( 1958-1961), Đỉnh đã liên lạc với đại diện Bắc Việt ở Miến Điện... ông Diệm đã vô cùng căm giận người Mỹ, ra chỉ thị cho Đỉnh điều đình ngưng bắn với Hà Nội, thỏa thuận cho quân đội Hoa Kỳ triệt thóai, và chấp nhận Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc trong chính phủ miền Nam và rồi bầu cử- có thể trong vòng một năm với sự tham gia của MTGP. Đỉnh dự trù gặp đai diện BV tại Tân Đề Li vào đầu tháng 11.1963, nhưng sứ mạng của ông đã chết từ trong trứng nước vì vụ đảo chánh cuối năm ấy." (HSMD ĐL: 131)

TÌM ĐƯỜNG ĐẾN BẮC KINH

Như trên đã viết, ông Kissinger tìm nhiều ngả để đến Bắc Kinh, và mỗi lần tiếp xúc, ông ta đều báo cáo lên Tổng Thống Nixon, và nay các báo cáo này đưọc giải mật và công bố. Theo báo cáo ngày 12 tháng 9 năm 1970 (Document 1 - Kissinger to Nixon,12 September 1970, box: 1032,) có tiêu đề " Contact with the Chinese " : " ... I agree that it would be useful to establish contact with the Chinese at this time. However, we have made clear signals, and I think we have no choice but to wait and see if they are willing to respond." (Document 2 Memcon, Kissinger and Jean Sainteny, 27 September 1970, Top Secret/Sensitive/Eyes Only - Source: box 1031)/

Đến đây độc giả có thể thắc mắc về chữ "clear signal" của phía Mỹ sẽ đưa ra là gì? Như trên đã viết, có rất nhiều tài liệu, nhưng người viết chỉ lựa ra những tài liệu liên hệ đến tiêu đề của bài báo này mà thôi. Theo tài liệu ngày 27 tháng 9 năm 1970 gửi Tổng Thống Nixon có đoạn ghi: " Dr Kissinger made the following points: - - We are prepared to be generous in working out political possibilities which would give the NLF a fair chance. But we cannot do what they ask, which is to leave and at the same time do their political work for them. - - It is not Thieu or Ky or Khiem as individuals who matter. The Communists do not want to get rid of them in themselves but they want to get rid of the organized non-Communists who cannot possible survive under those circumstances." ( Mỹ sẽ tạo cơ hội cho MTGPMN có vị thế chính trị--

Trong khi Miền Bắc muốn gạt bỏ chính thể VNCH, có nghĩa là ngay từ trước khi chuẩn bị có bầu cử tháng 10.1971 tại Miền Nam, và ứng cử viên Nguyễn Văn Thiệu đã từng tuyên bố 4 không... Cuốn HSMDĐL (trang 19) có ghi lại chi tiết 4 không... Nhưng như trên cho thấy ông Kissinger đã muốn cho Mặt Trận Giải Phóng có vị thế nào đó trong chính trường miền Nam.

Đọc đến đây độc giả có thể nêu ra một thắc mắc rằng: Ông Diệm vì muốn MTGPMN có một vị thế trong chính trường miền Nam, muốn hoà giải với miền Bắc thì bị giết vì đi sai đưòng lối của Mỹ, thế thì tại sao khi Mỹ đổ quân vô miền Nam rồi chẳng những không đưa quân ra Bắc, mà rồi còn đi theo con đường hoà giải mà ông Diệm đã vạch ra là nghĩa làm sao? Đọc giả sẽ tìm được câu trả lời thỏa đáng khi đọc hết loại bài về đề tài này.

Theo tài liệu số 3 của Toà Bạch Ốc ghi lại cuộc họp của TT Nixon và TT Hồi quốc Yahya tại Oval office, The White House ngày 25.10.1970 , có ghi lại lời tuyên bố của TT Nixon với TT Yahya trước khi ông này đi Bắc Kinh: " ... It is essential that we open negotiations with China. Whatever our relations with the USSR or what announcements are made I want you to know the following: (1) we will make no condominium against China and want them to know it whatever may be put out; (2) we will be glad to send Murphy or Dewey to Peking and to establish links secretly." (TT Nixon cho là việc quan hệ với

Trung quốc là điều cần thiết, và vui vẻ gửi người bí mật qua Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao).

Tài liệu ngày 31 tháng 10 năm 1970 của TS Kissinger gửi TT Nixon, (Document 4 Kissinger to Nixon, "My Conversation with President Ceausescu, 31 October 1970), về cuộc gặp gỡ giữa TS Kissinger và TT Lỗ Ma Ni Ceausescu ngày 27.10.1970 (không ghi địa điểm họp mặt).

Tài liệu này có đoạn ghi:

"Ceausescu replied that he had received direct information that other than Thieu, Ky and Khiem, any other member of the Saigon Administration could be considered. He also state that they were prepared to accepted a coalition government comprised of many elements of the society.

I ( Kissinger) assured Ceausescu if other side was willing to enter serious discussions we were also, and that we had a very real interest in finding a settlement that they would maintain. Secondly, I stated that it should be clearly understood that if the North Vietnamese tried to force a military solution on South Vietnam we would respond with extremely forceful measures and that they should be under no illusions on this point. ..." (Sẽ có chính phủ nhiều thành phần nếu phe bên kia thực sự thương nghị, còn nếu như miền Bắc muốn dùng vũ lực với miền Nam thì Mỹ sẽ trả đũa thích đáng).

Về việc Mỹ sẽ gia tăng cưòng độ tấn công trả đũa nếu phe CSVN vi phạm hiệp định, theo cuốn HSMDĐL: "Tôi tuyệt đối cam đoan với Ngài rằng, nếu Hà Nội không tuân theo những điều kiện của Hiệp Định này, thì tôi cương quyết sẽ có hành động trả đũa mau lẹ và ác liệt." (Trích thư của TT Nixon gửi TT Thiệu, ngày 14.11.1972 - HSMDĐL 2 ).

Về chính phủ đa thành phần như trên đã ghi, trong cuốn VNMLQHT ( trang 980) có ghi:

" ... khối chính trị của khuynh hướng Phật giáo Ấn Quang thành lập lực lượng thứ ba với chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc do Dương văn Minh và Vũ văn Mẫu cầm đầu để tìm cách thương thảo với MTGPMN."

Cùng 1 cuốn sách có tên VNMLQHT, cùng 1 trang sách là trang số 980, cùng có mục đích là thực hiện ước nguyện hoà giải, thế nhưng tác giả cuốn VNMLQHT lại viết ra các hàng chữ phê bình có tính cách nhất bên trọng, nhất bên "phải phá đổ ". Ông Diệm tìm đường hoà giải với miền Bắc tác giả cho là điều úy kị, còn việc các ông Minh, Mẫu tìm cách thương thảo với MTGPMN thì cho là điều đáng được cổ võ ! Các hàng chữ đó như sau: "10 năm dưới chế độ Ngô Đình Diệm, Cộng Sản vẫn lấn áp thôn tính gần hết nông thôn đến nỗi anh em ông Diệm phải bắt tay với Cộng Sản để cầu hòa ... Phật Giáo Việt Nam đã vận dụng đến sức mạnh cuối cùng của Tổ Quốc... Phật Giáo Việt Nam đề nghị một sinh lộ và kêu gọi nỗ lực cuối cùng: Lấy sức mạnh của Dân tộc hoá giải tranh chấp của qúa khứ, hoà giải các phe đối nghịch trong hiện tại, và Hòa hợp để sống trong Hoà bình..." - VNMLQHT: 980).

(Ghi chú: Để độc giả tiện bề so sánh, nhận định về việc Chính phủ Ngô Đình Diệm liên lạc với miền Bắc, ngoài hồi ký HSMDĐL của TS Nguyễn Tiến Hưng ghi lại nêu trên, điều này đã được CIA, trụ sở Hoa Thịnh Đốn ghi lại trong một Sự Vụ Văn Thư (SVVT Memorandum).

Về việc Chính phủ Diệm quan hệ với miền Bắc mới được CIA giải mật. SVVT này có thể ví như "bản cáo trạng" để rồi rồi kết qủa mà theo Tài Liệu Bộ Quốc Phòng (The Pentagon Papers) thú nhận là: ”Mỹ phải lấy máu để chấm dứt 9 năm cầm quyền của chính phủ Diệm, càng làm gia tăng trách nhiệm về một Việt Nam không người lãnh đạo". (Thus, as the nine-year rule of Diem came to a bloody end, our complicity in his overthrow heightened our responsibilities and our commitment in an essentially leaderless Vietnam - Viết theo "The Pentagon Papers" vấn đề này cũng sẽ lần lượt được đem ra bàn trong loat bài TLTMTBO ).

Theo Memorandum (SVVT) của Central Intelligence Agency (Hoa Thịnh Đốn ), CIA viết bản SVVT thành 3 phần gồm: 1- Tóm lược báo cáo, 2 - Nhận định tình hình , 3- Phỏng đoán :

1)- Chúng tôi (CIA) nhận được các báo cáo từ nhiều phía gưi về nêu lên việc chính phủ miền Nam VN có liên hệ vơi miền Bắc (we have received a number of recent reports which raise the possible of GVN deal of a some kind with North Vietnam): …

e. "appears to be at least prepared to serve" - if he is not already doing so- - as a Nhu-Ho communicatin link." (Trong phần 1 này liệt kê ra các báo cáo; báo cáo thứ 4 bị xóa mấy chữ, có thể tạm gọi y là tên người báo cáo cho CIA, và Z là tên nhân vật đại diện cho chính phủ Diệm đứng ra điều đình với miền Bắc ) -

Như đã viết, các tài liệu của CIA, The Pentagon, The White House, nhiều sách và nhiều bản tin của các báo, các thông tấn xã quốc tế, sẽ được trích dẫn nhằm bổ túc, đối chiếu với sự việc được nêu ra trong TLTMTBO. Các tin tức tài liệu này lần lượt sẽ được trình bày vào các số báo tới hầu độc giả dễ dàng theo dõi, nhận định về các biến cố chính trị, quân sự của Việt Nam trong qúa khứ. Một thắc mắc được nêu ra: "Tại sao Mỹ không đưa quân ra miền Bắc, cũng không chấp thuận cho quân đội VNCH vượt vĩ tuyến 17 ??? Độc giả sẽ tìm được câu trả lời về thắc mắc này qua các tài liệu của Mỹ mới công bố mà người viết dùng để bổ túc tin tức vào bài viết.

MÓC NỐI THÀNH CÔNG

(Còn tiếp)