Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Tài Liệu Mật Mỹ rút khỏi Việt Nam là theo yêu cầu của Tầu (Bài 8)

Mỹ rút khỏi Việt Nam là theo yêu cầu của Tầu (Bài 8) PDF Print E-mail
Tác Giả: Báo Văn Nghệ Tiền Phong   
Thứ Sáu, 02 Tháng 1 Năm 2009 16:00

 Bai 8  VNTP 694 , ngày 3.11.04 

Tài liệu TỐI MẬT TÒA BẠCH ỐC (Tiếp theo)

Chu An Lai: Trung hoa hậu thuẫn cho 7 điểm đề nghị của bà Bình “ Mỹ cần thay “bù nhìn" để thiết lập chính phủ đa thành phần. Henry Kissinger: Mỹ yêu cầu phải có thời hạn chuyển tiếp giữa việc rút quân và việc thay đổi cơ chế chính trị. Mỹ sẽ không trở lại, và để cho nhân dân Đông Dương tự định đoạt lấy số phận của họ. Henry Kissinger : “ Mỹ hoàn toàn đồng ý với TQ là cần nhanh chóng chấm dứt chién tranh tại vùng Đông Dương, để có thể xóa tan các bất đồng “” Hậu Nghĩa.

Cuộc đối thoại giữa TT Chu Ân Lai và TS Kissinger được tiếp diễn sang ngày thứ hai (10.7.1971 ). Địa điểm cuộc họp là tòa Đại Sảnh Nhân Dân ở Bắc Kinh. Phiên họp ngày thứ hai TT Chu yêu cầu cho thâu băng phần đối thoại của phiên họp để tiện lợi phúc trình lên Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Bộ Chính trị Đảng CS Trung Quốc (Tài liệu số 35: Memorandum of Conversation - Kissinger and Zhou, 10 July 1971, Afternoon (12:10 p.m. - 6:00 p.m.), Top Secret /Sensitive / Exclusively Eyes Only – Tài liệu này có 37 trang).

Phần mở đầu TT Chu Ân Lai lược lại các điểm mà TS Kissinger đã nêu ra ngày hôm trước mà theo nguyên văn là để ” Tìm cách thực thi các thỏa thuận đạt được nhằm kiến tạo hòa bình cho vùng Á châu và toàn cầu “, (find a way to implement any overall agreements we had reached in a way beneficial to peace between our two countries in Asia and in the world ). Kế đến TT Chu Ân Lai khẳng định vị trí và lập trường của Trung quốc ... :” Dù cho TQ phát triển kinh tế, muốn nhanh chóng hiện đại hóa các nghành công nghiệp “ TQ không tự coi mình là một cường quốc ...” (we do not consider ourselves a power). Một khi kinh tế phát triển, TQ vẫn sẽ không tự cho mình là một siêu cường “( we will still not consider ourselves a superpowers”). (Ghi chú trong ngoặc ). Đó là chuyện của Trung quốc 33 năm về trước.

Còn chuyện Trung Hoa ngày nay (2004) có còn giữ lập trường này nữa hay không? Để trả lời câu hỏi này, mời độc giả đọc một đọan văn trên tờ Trung Báo ( China Daily), số ra ngày 23.6.04, tờ nhật báo xuất bản bằng Anh ngữ, phổ biến quan điểm chính thức của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Bài bình luận có tiêu đề là: “ Has China the will to become a Big Power? “ trong đó có một đoạn văn lý giải như sau: “ Để ổn định tình hình bất ổn của thế giới, Trung quốc phải có quyền quyết định và sẵn sàng đóng vai trò của một cường quốc. Nếu không là một siêu cường làm sao Trung Hoa có thể mang lại hoà bình cho thế giới ?. “ (“ For China, once she achieves big power status, is to bring about a world order without resorting to war or violence. A peaceful world is one where there is no coercion but patient persuasion. To rid this world of turmoil, China must be decisive and willing to be a Big Power. Without Big Power status, how can China bring about a peaceful and tranquil world? ).

Về cuộc viếng thăm của TT Nixon, TT Chu Ân Lai đưa ra một số câu hỏi để xem quan điểm của Mỹ có đi đúng yêu cầu, và nếu Mỹ muốn có tiến triển cho giải pháp chính trị nhằm nối lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước, thời các điểm kể sau cần phải được làm cho rõ ( ... when you mentioned political evolution, and moving toward friendship with us, the following must be included ):

* Phải công nhận chính phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa là một chính phủ hợp pháp đại diện cho nhân dân Trung quốc. * Phải coi đảo Đài loan thuộc về nước Trung Hoa

* Không ủng hộ hai nước nước Trung Hoa, và không yểm trợ cho cái gọi là ( the so-called) phong trào Đài Loan độc lập. * The status of Taiwan is undetermined . Các điều nói trên không phải là điều kiện cho cuộc viếng thăm Trung Hoa của TT Nixon, nhưng là” there must be a certain direction of efforts as a result of this visit...” Và Trung Quốc còn muốn biết rõ quan điểm của Mỹ về một số điều khác “)- (Tài liệu số 35, trang 4).

Điều thứ nhất về lập trường của Mỹ liên quan đến vấn đề Đài Loan như đã ghi trên, Trung quốc còn muốn biết quan điểm của Mỹ về 5 điều khác nữa :

Điều thứ hai: Về vấn đề Đông Dương : Trung hoa hậu thuẫn cho 7 điểm đề nghị của bà Bình ( we support and have formally stated our support for Mme. Binh’s seven point proposal) (*). Nếu Mỹ muốn rút khỏi Đông Dương trong danh dự thì : Mỹ cần thay “bù nhìn” để thiết lập chính phủ đa thành phần ( change the “puppets, and promote the establishment of a coalition government ). Nếu như họ ( chính quyền Sàigòn) không đồng ý, Mỹ đừng quan tâm đến nữa, thì tự khắc họ sẽ bị lật đổ ( If they will not agree, then if you just pay no attention to them they will collapse...) Nếu sau khi Mỹ rút quân đi mà vẫn để lại cái “đuôi” , và một số cố vấn, thì Mỹ cũng phải bảo vệ họ,như thế lịch sử lại tái diễn ( If you still leave a “ tail” ...and advisers, you will still have to protect them and history will repeat itself)

Điều thứ ba : Về vấn đề Nhật bản (...).

Điều thứ tư : Về tình hình Nam Á (...)

Điều thứ năm : Về sự trao đổi thông tin giữa hai nước

Điều thứ sáu: Về kiểm soát vũ khí ...” Trung quốc không đồng ý với lập trường của Liên Xô về vũ khí nguyên tử ...Trung hoa đề nghị mọi quốc gia trên thế giới đều có quyền tham gia hội họp để thảo luận nhằm tiến đến việc cấm xử dụng và phá hủy vũ khí nguyên tử ...”,( The Chinese Government completely disapproves of the proposition of the Soviet government to hold a five-power nuclear conference. ... We propose is that all nations of the world, whether larger or small, should come together to discuss this problem and reach agreement on the complete prohibition and thorough destruction of nuclear weapons, and as a first step, should reach agreement on the non-use of nuclear weapons. It won’t do to lasso us. The Soviet Union has such a scheme. That is our answer to the sixth question ).

 PM Chou: Therefore, we would welcome Your Excellency coming ...Because we are moving towards friendship we believe we should normalize our relations and should be able to continue our discussions in accordance with such relations. (... Vì thế hai nước cần thiết đặt quan hệ ngoại giao để tiếp tục thảo luận ). Tiếp theo, TT Chu An Lai nhắc đến quyền đại diện của Trung quốc tại Liên Hiệp quốc phải được phục hồi ( China’s legitimate rights in the U.N. must be restored) Trả lời về các điểm Thủ Tướng Chu An Lai nêu ra, TS Kissinger có đưa ra các toan tính của Mỹ liên quan đến vấn đề Việt Nam như sau:

Dr. Kissinger : ... we require is a transition period between the military withdrawal and the political evolution. Not so that we can re-enter, but so that we can let the people of Vietnam and other parts of Indochina determine their own fate.( Mỹ yêu cầu phải có thời hạn chuyển tiếp giữa việc rút quân và việc thay đổi cơ chế chính trị. Mỹ sẽ không trở lại, và để cho nhân dân Đông Dương tự định đoạt lấy số phận của họ)

Even in the interim period, we are prepared to accept restrictions on the types of assistance that can be given to the countries of Indochina. And if no country of Indochina is prepared to accept outside military aid, the we are even prepared to consider eliminating all military aid.( Trong thời kỳ chuyển tiếp, Mỹ sẽ hạn chế viện trợ đến các nước này. Nếu các nước này không muốn nhận, thì Mỹ sẽ không lý đến việc viện trợ quân sự cho các nước này nữa).

 I have told the Prime Minister yesterday, and I am willing to repeat this, that if after complete American withdrawal, the Indochinese people change their governments, the U.S. will not interfere. ( Như đã nói hôm qua, và hôm nay xin lập lại rằng sau khi Mỹ rút quân, một khi nhân dân các nước Đông Dương thay đổi chính phủ của họ, người Mỹ sẽ không can thiệp)

The United States will abide by the determination of the will of the people. ( Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ tôn trọng quyết định của nhân dân các nước này). ... We are prepared to make peace quickly if it can be done within the framework I mentioned. But if the Prime Minister has another proposal regarding the transition period, or if Hanoi has another proposal, we are prepared to consider it.” (Mỹ chuẩn bị tiến nhanh đến hoà bình trong khuôn khổ đã bàn ở trên. Nếu Trung quốc hay Hà Nội có đề nghị gì mới, phía Mỹ sẽ sẵn sàng quan tâm đến ).

 PM Chou: I discussed this matter just a moment ago,... That is we support the seven point proposal put forward by Mme Binh of PRG of South Vietnam. And Your Excellency mentioned yesterday that you are willing to set a fixed time limit for withdrawal of forces and the dismantling of all military bases. I would just like to say that how you fix this time, that is for you to negotiate with the people of Vietnam and not for us to speak on their behalf. ( như phiá TQ đã nhắc đến, rằng TQ ủng hộ 7 điểm của bà Bình thuộc MTGPMN đề nghị . Cũng như hôm qua phía Mỹ đã nói sẽ sẵn sàng định ngày rút quân, và phá bỏ các căn cứ quân sự, vấn đề này nên thảo luận với phía nhân dân VN , TQ không nói thay cho nhân dân Việt Nam.)

 Our hope, however, in this problem is that you will leave completely and not leave behind any tail, including any technical advisers. And, secondly, the demand of the Vietnamese that the regime fostered by you be removed, as to how to remove it, this also is for you to discuss with the Vietnamese, and we won’t interfere. ( TQ hy vọng người Mỹ rút lui hoàn toàn, không để lại đằng sau cái “đuôi”, kể cả các cố vấn kỹ thuật. Nhân dân Việt Nam đòi hỏi cái cơ chế mà Mỹ đã tạo ra thì cần phải phế bỏ đi. Phế bỏ ra làm sao, Mỹ cần thảo luận với phía Việt Nam, Trung quốc không can dự vào).

Yesterday, you expressed appreciation for point 5 of Madame Binh’s seven point proposal. That of course is a matter for you to solve in talks with them. As for us we support their proposal. We support them. So long as the war does not cease, we will continue our support. ...(Hôm qua phiá Mỹ nói có quan tân đến điểm thứ 5 trong 7 điểm mà bà Bình đề nghị. Nếu thế thì phía Mỹ nên nói chuyện với họ. TQ ủng hộ đề nghị của họ. Nếu chiến tranh không kết thúc, TQ sẽ tiếp tục yểm trợ họ)

We advocate that all foreign troops should be withdrawn from those countries where they are stationed and that the people of those nations be allowed to solve their problems any way they choose, whether there is a revolution or not. That is the right of these people and not outsiders. This is our basic position, whether you like it or not. On this point there is a difference of principle between us. (TQ muốn rằng quân đội ngoại nhập cần được rút đi để nhân dân các nước này tự giải quyết lấy các tranh chấp qua cách thức họ tự lựa chọn lấy. Đó là quyền định đoạt của dân chúng nước họ không phải của người nước ngòai. Đó là lập trường căn bản của TQ dù Mỹ có thích hay không ...)-( Trích Tài liệu số 35, trang 23, có in trong bài viết này ).

Dr.Kissinger: “ It is probably not very fruitful to pursue this discussion because we have stated our points of view. There are two things the Prime Minister should keep in mind. One is a technical issue. There are two proposals from the other side. One is the seven point proposal of Madame Binh, and the other is the secret nine point proposal which Hanoi has recently made. They are not exactly identical. I will not bother the Prime Minister with that difference because they are substantially the same.”. Mỹ muốn TQ lưu ý hai việc : Một là vấn đề kỹ thuật, có tới 2 đề nghị từ hai phía: Đề nghị thứ nhất là 7 điểm của bà Bình. Đề nghị thứ hai là 9 điểm thảo luận trong riêng tư của Hà Nội đưa ra, tuy nó không hoàn toàn giống nhau, nhưng thực ra có cùng một mục đích .

“The second point is this: I will talk to the nine points when I see the North Vietnamese because this is what they presented to me. We believe that either the nine or the seven points, if interpreted in a flexible spirit, can offer many bases for negotiations.” Hai là Mỹ phải nói chuyện về 9 điểm của miền Bắc vì họ trao cho phía Mỹ. Nhưng dù là 9 điểm hay 7 điểm, nếu thảo luận trong tinh thần cởi mở thì có thể thương lượng được.

 “So we will not reject the whole program. We believe that if the other side approaches the negotiation in good spirit, good will, and some understanding of common purposes, negotiations can succeed.” Mỹ không bác bỏ hoàn toàn, nhưng nếu phía BV thương thảo trong tinh thần vì ích lợi chung, thì sẽ đạt kết quả . “We are not asking the People's Republic of China to stop giving aid to its friends, nor am I asking the Prime Minister what he may discuss privately with his Allies.” Mỹ không nói là TQ phải ngưng viện trợ, cũng không yêu cầu TQ phải thảo luận riêng tư với các đồng minh của TQ.

“ I do want you to understand that the two principles he mentioned to us, or that the seven or nine points given to us, could offer a basis for negotiations, if there is some flexibility and some willingness to look at the needs of the other side.” Phía Mỹ hiểu rằng 2 nguyên tắc chính mà TQ nêu ra, hoặc là 7 điểm hay 9 điểm phía bên kia đã trao cho Mỹ, điều căn bản có thể thương lượng được nếu phía bên kia sẵn sàng thảo luận trong tinh thần cởi mở.

 “We are in complete accord with the Prime Minister that a rapid end to the war in Indochina would ease all the other problems we are now discussing. We will approach negotiations in that spirit.” Phía Mỹ hoàn toàn đồng ý với TQ là cần nhanh chóng chấm dứt chién tranh tại vùng Đông Dương, để có thể xóa tan các bất đồng giữa chúng ta ...Mỹ sẽ thực hiện việc thương thảo trong tinh thần này. “Does the Prime Minister want to say something, or should I go to the other issues...?” Phiá TQ còn muốn nói gì thêm, hay chúng ta sang vấn đề khác?) (Tài liệu Tối Mật TBO số 35, trang 26 ). ( Còn tiếp ) Hậu Nghĩa (*)

Cuốn Viêt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi có ghi :" ...khối chính trị của khuynh hướng Phật giáo Ấn Quang thành lập lực lượng thứ ba với chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc do Dương văn Minh và Vũ văn Mẫu cầm đầu để tìm cách thương thảo với TGPMN." (VNMLQHT : 980) ...." Dựa vào đoạn văn này, một thắc mắc được nêu ra :

Phải chăng MTGPMN bị giải thể sau khi hai miền Nam-Bắc thống nhất là vì có sự quan tâm của Trung Quốc với MTGPMN ??? Và tổ chức Phật Giáo Ấn Quang liệu có bị ảnh hưởng liên hệ vì " khối chính trị của khuynh hướng Phật giáo Ấn Quang ... tìm cách thương thảo với MTGPMN " ??? ( Ghi chú trong ngoặc ).

Để độc gỉa rộng đường dư luận, về hoạt đông của " khối chính trị của khuynh hướng Phật giáo Ấn Quang " như thế nào trong thời gian này, tưởng không gì bằng mời qúi độc giả đọc một đoạn báo cáo trích từ Telegram/ Information Report của CIA gửi đi từ Sài gòn, Việt Nam về CIA/ Hoa Thịnh Đốn , ngày 17.8.1963. Bản văn, mới được CIA công bố, và vì tính cách nhạy cảm của vấn đề, người viết chỉ ghi lại một đoạn văn bằng Anh ngữ mà thôi :

" Thich Thien Minh, Vice Chairman of the General Association of Vietnamese Buddhists (GAVB) in Central Vietnam, and Thich Tri Quang, head of Central Vietnam GAVB, both strongly opposed to neutralism, had drawn up a tentative list of men whom they would like to see in the government if Diem were overthrown" ( Độ mật : Confidential, Subject : Buddhist optimism in overthrow of Diem Regime; Training of Monks, Nuns and students; and tentative list of Government officials

- Bản chụp bức điện văn này của CIA ngày 17.8.63 có in kèm.) Một câu hỏi được nêu ra, tại sao các nhà tu hành lại "strongly opposed to neutralism" , và tại sao lại "drawn up a tentative list of men whom they would like to see in the government if Diem were overthrown " ??? Hiện nay CIA công bố ra rất nhiều báo cáo, Memorandum liên quan đến các hoạt động nhằm lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm vào thời gian trước và sau đảo chánh (1963 - 1966), nhưng vì loạt bài này chúng ta đang bàn về mục tiêu chiến lược của Mỹ qua việc Mỹ đưa quân và rút quân khỏi Việt Nam, cho nên người viết không bàn đến chi tiết các diễn biến thuộc phạm vi chiến thuật của Mỹ nhằm lật đổ chế độ Diệm 1963 để đưa quân đội Mỹ vào Việt Nam ...

Tuy nhiên, để độc giả tiện bề so sánh, nhận định về mục đích, tôn chỉ, sinh hoạt của các tôn giáo, người viết xin nêu ra trường hợp của phía Công giáo. Tôn giáo này muốn mọi thành phần trong cộng đồng dân tộc hiểu rõ đường lối mục đích và hoạt động của tôn giáo mình, nên đã phổ biến những văn bản, và lệnh lạc nêu rõ sự phân biệt giữa việc đời, việc đạo, và nhằm xác định vị trí của tôn giáo mình trong cộng đồng dân tộc khi thi hành công việc mục vụ , hay khi thực hiện các công tác xã hội ... rằng " khi dấn thân trong công cuộc xây dựng xã hội trần thế " không nhằm mục đích "tranh dành quyền lực"... Khi đưa ra các điều này có lẽ nhằm ngăn ngừa hầu tránh cho tôn giáo mình khỏi bị di lụy bởi các biến cố chính trị mà có thể dẫn đến sự giải thể hay bị cấm hoạt động .... Cũng như ngăn cản mọi thành phần tín hữu , có những hành động dẫn đến tình trạng " mượn danh đạo, tạo danh đời" ... Thí dụ tại Việt Nam, các vị lãnh đạo Công giáo đã phổ biến thư chung khẳng định lập trường ...:" Khi dấn thân trong công cuộc xây dựng xã hội trần thế, Hội Thánh không tự phụ về quyền lực, cũng không tìm kiếm quyền lực, ... không phải để tranh dành quyền lực, nhưng để cùng với Chúa Kitô, trở nên người tôi tớ của Thiên Chúa và của nhân loại " (Trích Thư Mục Vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tháng 10.1992). Hoặc là : " Đặc điểm của đạo Công giáo là phục vụ người nghèo . Chúng tôi muốn chia sẻ hoàn cảnh với những người nghèo túng. Trong khi thi hành nhiệm vụ trên , chúng tôi chỉ nhằm phục vụ , chứ không nhằm đề cao cá nhân hay đoàn thể ".( Trích thư chung của HĐGMVN, tháng 4.91).

Thí dụ khác về giáo hội Công giáo hoàn vũ, đương kim Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II có đưa ra lời tuyên bố (30.12.88): " Giáo hội không có cách nào bị đồng hóa với một tập thể chính trị, và cũng không cấu kết với bất cứ hệ thống chính trị nào, vì Giáo hội vừa là dấu chỉ, vừa là đảm bảo cho tính cách siêu việt của con người." ( Christi fideles laici: 42) . Có thể để ngăn ngừa những lạm dụng hay những ngộ nhận và nhằm nêu rõ sự phân biệt giữa việc đạo và việc đời , cho nên toà Thánh La Mã có ban hành giáo luật, mà trong đó có điều khoản cấm cản mọi thành phần tín hữu :" Those who exercise leadership in political parties are not to be moderators in public associations of the Christian faithful which are directly ordered to the exercise of apostolate."( Code of Canon Law: 317 . 4 ) -( Có nghĩa là giáo hội cấm cản mọi thành phần tín hữu, một khi đã tham gia vào các phong trào, đảng phái chính trị thì phải từ bỏ các chức vụ liên quan đến các tổ chức, hiệp hội Công giáo).

Một nghi vấn được nêu ra, nhưng trước khi viết ra câu hỏi, xin mời độc giả ôn lại ...Theo báo cáo của CIA nêu trên ( " Thich Thien Minh, ... Thich Tri Quang ..., both had drawn up a tentative list of men whom they would like to see in the government if Diem were overthrown ). Trong khi đó, theo tài liệu Tối Mật của thời Kennedy được công bố và đã ghi lại trên VNTP 691 ( ... The decision for the United States would be, therefore, to move ỤS. combat forces into South Vietnam and put in a government of our own choosing - Tài liệu Tối Mật của Bộ Ngoại Giao Mỹ - Memorandum of Conversation, "Vietnam," August 26, 1963 - Roger Hilsman Papers, Country Series - Vietnam, White House Meetings 8/26/63- 8/29/63, State Memcons ).

Dựa vào các tin tức ghi trong tài liệu nêu trên, một câu hỏi được nêu ra : Phải chăng vì Mỹ chủ trương "to move ỤS combat forces into South Vietnam and put in a government of our own choosing ", trong khi đó hai nhà tu hành Thích Trí Quang và Thích Thiện Minh thì lại chủ trương "drawn up a tentative list of men whom they would like to see in the government if Diem were overthrown " cho nên mới có vụ bàn thờ Phật " xuống đường"??? Và rằng cuộc đấu tranh của hai nhà tu hành này là cuộc đấu tranh nhằm bảo vê. Phật pháp hay là đấu tranh nhằm " tranh dành quyền lực" ???

Một nghi vấn khác: Phải chăng vì chủ trương " drawn up a tentative list of men whom they would like to see in the government if Diem were overthrown " cho nên sau khi đã lật đổ chính quyền Diệm, ông Diệm phải bị giết dù đã đầu hàng, vì " they would like to see in the government " bởi những người thuộc " khối chính tri..." mà không còn sợ bị họ Ngô cản trở ???( Dựa vào công điện số 888 của ĐS Lodge gửi về Mỹ đã loan trên VNTP 693 - Tướng Minh có trách nhiệm trực tiếp về cái chết của ông Diệm - Tướng Minh vừa là người cầm đầu cuộc đảo chánh, vừa là người tuyên bố ông Diệm tự ử ...Và tướng Minh cũng thuộc ".... khối chính trị của khuynh hướng ... do Dương văn Minh “ cầm đầu ... " như đoạn văn trích dẫn trên.)