main billboard

Nguyễn thị Cỏ May: – Sau cái chết của người da đen George Floyd, nhiều giới chức da trắng, tổ chức, xí nghiệp của người da trắng và người da trắng chiếm đa số, tự cảm thấy như bị bắt buộc phải hứa sẽ tranh đấu chống «chủ thuyết da trắng thượng đẳng» (suprématisme-suprémacisme blanc) ngay trong nội bộ của họ. Và còn phải tỏ ra tôn kính ngài George Floyd như vị Thần Mun tử đạo!

Tinh thần thờ Thần Mun từ đó thể hiện rõ nét hơn trong sở làm, trường học, truyền thông ở Mỹ là mọi người phải biết tỏ ra «woke». Không «woke» đồng nghĩa muốn dấy họa vào thân.

den trang 1

Một số đông người Mỹ cảm thấy như mình bổng nhiên bị kết án đơn giản là chống lại chủ thuyết mới «chống ky thị chủng tộc». Chống «woke»! Cái ý nghĩa cũ về kỳ thị chủng tộc và cả ý niệm về kỳ thị chủng tộc theo luật pháp cũng bị thay đổi hoàn toàn và tận gốc từ sau cái chết của George Floyd hồi tháng 5/20.

Nhiều người Mỹ tự ban cho mình cái sứ mạng phải bứng tận gốc cái thuyết kỳ thị chủng tộc, theo những người này, cái chủ thuyết đó đã làm nhiễm độc hết xã hội Mỹ. Vì vậy mà các sếp trong xí nghiệp (managers), truyền thông, các hiệu trưởng trường học từ các cấp tới Đại học đều tự hứa sẽ chống lại cho rằng da trắng là hơn da đen. Giàu có hơn, địa vị cao sang hơn, hiểu biết hơn, tài giỏi hơn,…

Hiện tượng mới này liền được mạng xã hội chuyển tải và khuếch tán rộng ra trở thành sức mạnh nhằm tấn công những biểu hiện lệch lạc về ý hệ kỳ thị chủng tộc mà Thần Mun là biểu tượng giá trị qui chiếu.

Đồng thời, nhiều nhà xuất bản cho ra đời nhiều ấn phẩm cổ súy chủ thuyết mới này. Nhiều sách bán chạy bất ngờ như «Fragilité Blanche» của Robin Di Angelo và «Comment devenir anticaciste» của Ibram X. Kendi. Những tác giả này đưa ra một định nghĩa mới, thật rộng nghĩa, cho tiếng «raciste» (người kỳ thị chủng tộc). Từ đó, nhiều nhà phê bình sơ ý xúc phạm điều cấm kỵ thiên liêng liền bị lên án là «racistes» và bị xét xử đúng mức.

Từ mùa hè năm rồi, những trường hợp «phạm húy» như vậy ngày xảy ra càng nhiều và mang tính nghiêm trọng hơn. Tháng 2/2021, một ông Giáo sư Toán của một trường tư giàu có ở khu Manhattan, NY, can thiệp trong một buổi thảo luận nhóm. Và nhóm của ông là «nhóm da trắng thân hũu». Những nhóm khác nhau theo «bản sắc», tức chủng tộc. Một bà tư vấn điều khiển cuộc thảo luận. Sau đó, bà trình chiếu vidéo thâu lại các nhóm thảo luận. Bà đưa ra nhận xét «tinh thần cá nhân» và «tính khách quan» vốn là những đặc tính của «chủ thuyết thượng đẳng da trắng» (Claire Levenson – le 05/10/2021, Le Point).

Những «phạm húy» này thật sự không phải chỉ nói để mà nói, mà nó mang ý nghĩa hình phạt. Vì nó là một thứ «hình luật nhân dân». Hình phạt lại nặng nữa. Do ảnh hưởng «woke» đầy dẫy trên mạng xã hội như để thay đổi tư tưởng xã hội. Vi phạm, học sinh bị phạt, bị đuổi học. Công nhân, viên chức bị cho thôi việc như lỗi lầm nghề nghiệp. Cụ thể như trường hợp của ông Daniel Elder, hồi tháng 7/20, viết trên instagram «tôi biết nhiều người đốt cơ sở thương mãi của dân chúng nhân những vụ nổi dậy chống cảnh sát hành hung».

Thế là nhiều phản ứng nổi lên trên mạng. Kết quả là những bản nhạc, sách nhạc của nhạc sĩ Daniel Elder không thấy phơi bày và chính ông cũng bị các trường học từ chối ông dạy nhạc nữa. Có người tới đề nghị ông phổ biến lời xin lỗi được viết sẵn để ông được dạy học trở lại và tác phẩm của ông sẽ được lưu hành. Nhưng ông từ chối!

Một ký giả của tờ NYT, Donald McNeil, hồi tháng 3/2021, bị bắt buộc nghỉ việc chỉ vì lập lại tiếng «nègre» (thằng mọi) khi viết về một đứa vị thành niên bị phạt vì đã nói tiếng «nègre» (thằng mọi) đó. Qua tháng 9/2021, một phụ nữ trẻ bị cho nghỉ việc sau khi phổ biến trên Twitter cái vidéo 30 giây thuật lại câu chuyện cãi vã với một cặp vợ chồng người Mỹ gốc phi về con chó của gia đình này trong đó có câu «…hãy trở về xứ của mấy người đi». Chính người chồng đã can thiệp với ông chủ sở làm của người phụ nữ kia.

Những chuyện va chạm loại này ngày càng nhiều bắt đầu đè nặng lên xã hội Mỹ. Nhưng làm sao nhận định lại rộng rãi, nghiêm chỉnh, tính đúng đắn của thứ «công lý khẩn trương» này? Trong tình trạng chánh trị phân hóa chia rẽ nước Mỹ ngày nay sâu xa, nghĩ vấn đề sẽ không đơn giản được!

Nhà trường dạy về trách nhiệm

Ở nhiều Tiểu bang Cộng hòa, một đạo luật đưa ra không cho phép thầy giáo dạy ở nhà trường «một cá nhân có trách nhiệm về những hành động mà người cùng chủng tộc hay cùng phái đã vi phạm trong quá khứ».Và những người Cộng hòa phản đối chống lại «thuyết công kích chủng tộc» trong nhà trường. Kỳ thị chủng tộc còn được dạy ở nhà trường đó là mọi thứ ý hệ chia thế giới ra giữa «những người đàn áp» và những «nạn nhân», tức bị đàn áp, dựa theo màu da.

Trong Đại hội đảng Cộng hòa ở Caroline Nord, cụu TT. Trump lên tiếng phản đối «phải cấm ngay thuyết công kích chủng tộc» trong nhà trường. Vì theo thuyết này, một cá nhân chỉ vì chủng tộc và hệ phái mà từ trong bản thân, mình là kẻ kỳ thị chủng tộc, kẻ kỳ thị hệ phái hoặc kẻ đàn áp, không cần biết đó là có ý thức hay vô ý thức.

den trang 2

Tư tưởng kỳ thị chủng tộc được đem cho học trò thảo luận nhóm «hãy phân tích bản sắc qua sắc diện đen – trắng, trai hay gái» và phân tích thêm khả năng tiềm ẩn «áp bức» và «nạn nhân» liên hệ.

Trong một collège ở San Francisco, ông Hiệu trưởng cho biết nhà trường của ông đã bứng gốc «thứ văn hóa da trắng thượng đẳng». Ông cắt nghĩa tính khách quan, sự hoàn hảo và tính uu tiên đánh giá chữ viết đều thuộc về cùng một thứ «văn hóa da trắng thượng đẳng».

Loại tư tưởng này xâm nhập cả vào những trường tư nhà giàu. Hồi tháng tư vừa qua, ở NY, một ông Giáo dư Toán bị đuổi chỉ vì ông tỏ ra ngờ vực về định nghĩa «tính khách quan» và «cá nhân chủ nghĩa» được mô tả như những «đặc tính của sự thượng đẳng da trắng» trong một cuộc thảo luận.

Những người muốn loại hẳn những thứ ý tưởng kỳ quái này ra khỏi học đường đang bị nhiều khó khăn trong đời sống xã hội. Trong lúc đó, thiểu số dân Á châu cũng đang gặp khó khăn. Họ không là kẻ kỳ thị chủng tộc, cũng không phải nạn nhân. Địa vị của họ khá tế nhị đối với xu hướng chống kỳ thị, chống chủ thuyết thượng đẳng da trắng. Đa số thanh niên Á châu thành công trên mọi địa hạt trong xã hội Mỹ. Ông cha của chúng ngày tới Mỹ chỉ với cái quần xà lỏn, đi làm cật lực, nuôi dạy con cái. Không ai đòi hỏi gì hơn. Nhưng tại sao nay thế hệ thứ hai, thứ ba có nhiều người thành công hơn, nhiều người ưu tú hơn, hơn cả người da trắng, mà họ vẫn không là người da trắng? Vậy phải chăng thuyết thượng đẳng da trắng tự nó không ổn lắm?

Ai bảo da đen là dở?

Thử nhìn lại Olympiques từ năm 1984, có người da trắng nào thắng giải chạy bộ 100m không? Và những người này đều thuộc Tây phi. Thực tế chứng minh người da đen xưa nay vẫn chạy nhanh hơn người da trắng. Đáng bực Thầy! Theo một nghiên cúu, có sự khác biệt giữa người da đen Tây và Đông Phi châu. Tuy cùng Phi châu với nhau. Nếu người đen Tây phi chạy mau, giỏi về tốc lực thì người da đen Đông phi lại xuất sắc về độ bền bỉ, dẽo dai. Và họ chiếm giải về chạy marathon.

Nhưng những nhà nghiên cúu, chắc chắn là mấy ông Tây da trắng, lại không đồng ý với nhau về tính vượt trội này trong thể thao. Họ chưa thể xác định được đó là do yếu tố văn hóa xã hội, hay tướng người, hay địa phương tính, hay do di truyền?

Đây phải chăng là một đề tài khá nhạy cảm vì nó đưa ra sự xuất sắc của lực sĩ dựa trên tiêu chuẩn sinh học mà không trên màu da. Và người da trắng hoàn toàn chấp nhận, còn bái phục «tính thượng đẳng da đen» trong bộ môn chạy bộ!

Tại sao Đen /Trắng?

Theo «Nguồn gốc của sự bất bình đẳng về chủng tộc, cắt nghĩa bằng 37 câu chuyện kể của Veronika Gôrôg » thì da đen và da trắng vốn là anh em cùng một Cha. Không hề giữa họ có sự phân biệt đối xử vì đen/trắng.

Xin kể một trong những truyện để nói chút chơi cho vui về tình hình đen trắng hiện nay đang e khó tránh khỏi khuấy động làm cho nước Mỹ chuyển mình. Và đổi màu?

Từ thuở lập địa, ông Trời đã có người con Đen và Trắng. Ông muốn những người này sẽ đem lại cho trái đất có đông người sinh sống. Một hôm, Ông có ý ban cho các con của Ông 2 món quà để họ tự do chọn lựa. Món vàng (quí kim) và quà kia là biết đọc, biết viết. Người da Đen bèn chọn vàng. Ông Trời đồng ý. Được vàng, người con da Đen hài lòng và sống riêng rất hạnh phúc với vàng của mình. Thấy người con da Trắng không có gì khác có giá trị hơn là đọc và viết, Trời cảm thấy buồn và tội nghiệp cho con da Trắng. Ông bèn ban cho con da Trắng, nhờ biết đọc và biết viết, quyền điều khiển và bắt anh em da Đen phục vụ mình vĩnh viễn (G. Bosman, Voyage de Guinée, 1705, Utrech).

                                                                                                                                                                 Nguyễn thị Cỏ May