main billboard

Khi ông William Pearl qua đời, ông chẳng để lại được nhiều tiền bạc gì, và chúc thư của ông cũng giản dị. Ngoại trừ vài món nhỏ ông yêu cầu dành cho bà con, còn thì ông để trọn hết tài sản cho vợ.

william va marryNguyên tác William and Mary, tác giả Roald Dahl - Đặng Lệ Khánh dịch

 

Khi ông William Pearl qua đời, ông chẳng để lại được nhiều tiền bạc gì, và chúc thư của ông cũng giản dị. Ngoại trừ vài món nhỏ ông yêu cầu dành cho bà con, còn thì ông để trọn hết tài sản cho vợ.

Vị luật sư và bà Pearl đã ngồi duyệt và thông qua trọn cái chúc thư ngay tại văn phòng của ông, và sau khi mọi việc xong xuôi, bà Pearl bèn đứng lên sửa soạn ra về. Đúng lúc ấy, ông luật sư mới lôi từ trong cái hồ sơ nằm trên bàn giấy của ông một phong bì dán kín và trao cho bà khách hàng.

"Thưa bà, tôi được chỉ thị phải trao cái này cho bà, " ông nói." Chồng bà gởi đến cho chúng tôi chỉ một thời gian ngắn trước khi ông qua đời." Ông luật sư trông xanh xao, trịnh trọng, và như để tỏ lòng tôn kính quả phụ, khi ông nói, ông nghiêng đầu qua một bên, mắt nhìn xuống. " Thưa, cái thư này tôi nghĩ nó gởi riêng cho bà nên chắc là bà cần đem về nhà đọc cho được yên tĩnh, phải không ạ ?"

Bà Pearl cầm cái phong bì bước ra đường. Đứng trên vệ đường, bà lấy tay mân mê cái phong bì. Đây phải chăng là bức thư giã biệt của William ? Có thể lắm chứ. Một bức thư thật trịnh trọng. Đúng vậy, phải thật là đàng hoàng nghiêm chỉnh. Ông ấy chẳng thế nào làm gì khác hơn thế. Suốt đời ông, ông chưa khi nào làm chuyện gì chệch ra ngoài hình thức lề lối cả.

Mary thân mến, tôi tin là bà sẽ không để cho sự ra đi của tôi làm bà lo lắng nhiều quá, bà sẽ tiếp tục áp dụng những lời khuyên đã từng hướng dẫn bà suốt trong thời gian chúng ta sống bên nhau. Hãy cần mẫn và hãnh diện về mọi thứ. Hãy tiện tặn với tiền bạc. Hãy cẩn thận đừng có. . . vân vân và vân vân. Vậy mới đúng là một bức thư kiểu William.

Hay biết đâu vào lúc cuối đời, ông ấy bỗng nhiên hồi tâm mà viết cho bà những lời thật là đẹp đẽ ? Có thể nào đây là một lời nhắn gởi dịu dàng tha thiết, một thứ như là tình thư chẳng hạn, một lời nồng nàn cảm ơn bà đã dâng trọn ba mươi năm của đời bà cho ông, đã ủi cho ông hàng triệu cái áo, đã nấu cho ông hàng triệu bữa cơm, đã dọn giường chiếu cho ông cả triệu lần trong đời; một bức thư mà bà có thể mở ra đọc hoài hoài, ít nhất một lần một ngày, có thể cất kỹ trong hộp, giữ trong ngăn kéo bàn phấn, chung với mấy món nữ trang cài áo của bà.

Chẳng ai có thể biết được khi người ta sắp về bên kia thế giới, người ta sẽ làm gì. Bà Pearl tự nhủ vậy rồi kẹp cái bì thư dưới nách, bà vội vã về nhà. Bà vào nhà bằng cửa trước, đi thẳng vào phòng khách và ngồi ngay xuống ghế xa lông không kịp cởi nón và áo lạnh. Bà mở ngay phong bì và kéo xấp giấy phía trong ra. Bà thấy có khoảng 15 tới 20 tờ giấy có kẻ hàng màu trắng, xếp làm đôi và kẹp với nhau ở góc trái bằng một cái kẹp giấy. Mỗi tờ giấy được viết chi chít bằng nét chữ nhỏ xíu, ngay hàng thẳng lối, nghiêng nghiêng chúi ra trước mà bà rất quen thuộc. Nhưng khi bà nhận thấy chữ viết nhiều quá sức mà lại không bắt đầu bằng cái kiểu của một bức thư như thông thường thì bà cảm thấy nghi ngờ. Bà quay nhìn đi nơi khác, đốt một điếu thuốc. Bà phả ra một hơi khói rồi đặt điếu thuốc xuống cái gạt tàn.

Bà tự nhủ nếu cái nầy nói đúng về điều mình nghi ngờ thì mình chẳng muốn đọc nó làm gì. Nhưng mình có thể từ chối không đọc một bức thư của người đã khuất không nhỉ ? Được chứ.

Nhưng mà. . .

Bà liếc nhìn qua cái ghế trống của ông William phía bên kia của lò sưởi. Đó là chiếc ghế da nâu thật to, mặt ghế lún xuống do ông từng đặt mông lên đó suốt bao nhiêu năm trời. Phía trên của cái lưng dựa có vết ố hình bầu dục do đầu của ông tựa vào. Ông thường ngồi trên ghế nầy đọc sách, còn bà thì ngồi đối diện trên cái sofa, hoặc may, hoặc vá mấy chiếc vớ thủng rách, hay đắp mạng khuỷu tay áo của một trong những chiếc áo vét-tông của ông. Thỉnh thoảng, từ sau cuốn sách, một cặp mắt lại ngước lên, đậu lên người bà, chăm chú, nhưng lạnh nhạt lạ thường, như thể đang đo đạc tính toán cái gì đó. Bà chưa bao giờ thấy thích cặp mắt ấy. Chúng có màu xanh biếc, lạnh lùng, nhỏ và hơi nằm sát gần nhau, được ngăn chia bằng hai đường nhăn khó chịu nằm dọc ở giữa. Suốt đời bà, chúng chăm chăm quan sát bà, và ngay cả bây giờ, sau một tuần sống một mình trong căn nhà này, bà thỉnh thoảng vẫn có cảm tưởng bất an rằng chúng vẫn còn quẩn quanh, theo dõi bà, nhìn bà chăm chú từ ngoài hành lang, từ những chiếc ghế trống, xuyên qua cửa sổ lúc đêm về.

Chầm chậm, bà với lấy cái ví, lôi cặp kính ra đeo lên mắt. Đem xấp giấy ra trước mặt, đưa cao lên để nhận ánh nắng mặt trời chiều chiếu qua cửa sổ phía sau lưng, bà bắt đầu đọc:

" Mary thân mến, bản văn này được viết cho bà và sẽ được trao đến bà sau khi tôi đã đi rồi. Xin bà đừng lo ngại khi nhìn thấy chữ viết chi chít nầy. Chỉ là cách tôi cố gắng giải thích cho bà rõ một cách chính xác những gì mà Landy sẽ làm cho tôi và tại sao mà tôi đồng ý để anh ấy làm như thế; về những học thuyết và kỳ vọng của anh ấy là gì. Bà là vợ của tôi và bà có quyền được biết về những điều này. Nói cho đúng, bà cần phải biết chúng. Trong mấy ngày vừa qua, tôi đã cố gắng hết sức để nói với bà về Landy, nhưng bà đã thắng thừng từ chối không chịu nghe, và như tôi đã nói với bà, thái độ ấy thật là ngốc nếu không nói là ích kỷ. Nó bắt nguồn từ sự ngu dốt, và tôi tuyệt đối tin chắc rằng nếu bà hiểu rõ được mọi sự kiện, bà sẽ thay đổi quan niệm ngay. Bởi vậy, tôi hy vọng rằng sau khi tôi không còn ở bên bà, và trí óc bà không còn bị phân tán, bà sẽ vui lòng nghe thật cẩn thận những lời tôi giải thích qua những trang viết này. Tôi hứa với bà rằng khi bà đã đọc xong chuyện của tôi, cảm giác chống đối của bà sẽ tan biến và thay vào đó, bà sẽ cảm thấy ít nhiều hãnh diện về việc tôi làm.

Nếu bà đọc tiếp thư này, bà phải tha thứ cho tôi về lối viết thật là lạnh lùng thản nhiên, nhưng đó là lối độc nhất mà tôi biết để làm cho bà hiểu thật là rành mạch những gì tôi muốn nói. Bà biết không, khi giờ tận cùng của tôi càng lúc càng gần thì bỗng nhiên tôi bắt đầu bị tràn ngập bởi những cảm nhận về mọi thứ dưới ánh mặt trời. Càng ngày tôi càng tha thiết hơn, nhất là khi đêm xuống, và nếu tôi không cẩn trọng kiềm chế lấy tôi thì những xúc động của tôi sẽ tràn lên những trang giấy này mất.

Tôi có một ước vọng, ví dụ như viết một cái gì đó về bà, chẳng hạn như với tôi, qua bao nhiêu năm cùng sống với nhau, tôi thật hài lòng có người vợ như bà, và tôi đang tự hứa với mình rằng nếu tôi còn khỏe, tiếp sau thư này, tôi sẽ thực hiện điều ấy.

Tôi cũng khao khát muốn viết về Oxford của tôi, nơi tôi đã sống và đã dạy học suốt mười bảy năm trời, để kể về cái huy hoàng của chốn này, và nếu có thể, giải thích chút ít về chuyện được làm việc ngay trong lòng của nó đã có ý nghĩa đối với tôi đến thế nào. Tất cả mọi sự vật, mọi nơi chốn mà tôi từng yêu mến bây giờ cứ liên tục dồn nhau bao quanh tôi trong căn phòng nhỏ ảm đạm này. Chúng vẫn sáng và đẹp như bao giờ, và hôm nay, chẳng biết vì lẽ gì, tôi càng thấy chúng rõ ràng hơn bao giờ hết. Con đường chạy vòng quanh hồ trong vườn trường Worcester College, nơi Lovelace thường dạo chơi. Cái cổng ở Pembroke. Cảnh quang hướng về phía tây nhìn xuống thành phố từ trên đỉnh tháp Magdalen Tower. Cơn mưa đá ở Christchurch. Hòn giả sơn ở St. John, nơi tôi đã đếm ra hơn cả chục loại hoa chuông, tính luôn cả loại hiếm quý C. Waldsteiniana. Nhưng mà đó, bà thấy không, tôi chưa khởi sự nói gì cả mà đã bị sập bẫy rồi. Thôi, bây giờ để tôi bắt đầu kể để cho bà đọc thật chậm rãi mà không phải vương vấn cảm giác đau buồn hay bất nhẫn có thể ảnh hưởng đến sự cảm thông của bà sau này. Hãy hứa với tôi rằng bà sẽ đọc rất chậm và rằng bà phải để cho tâm trí bà thật tỉnh táo và kiên nhẫn trước khi bà bắt đầu nhé. Những chi tiết về căn bệnh đã đánh ngã tôi xuống thật đột ngột lúc tôi đang tuổi trung niên thì bà đã biết rồi. Tôi chẳng cần phải mất thì giờ nói về chuyện đó, trừ chuyện công nhận ngay rằng tôi thật là ngu ngốc không chịu đi bác sĩ sớm hơn. Ung thư là một trong những căn bệnh còn lại mà thuốc men chẳng có thứ nào cứu chữa được. Một bác sĩ có thể giải phẫu nếu nó chưa lan rộng quá, nhưng với trường hợp tôi, chẳng những tôi đã để cho quá trễ mà nó còn tấn công túi mật của tôi làm cho chuyện giải phẫu cũng như sống sót là điều bất khả.

Thế nên giờ đây, tôi chỉ còn sống được từ một tháng đến sáu tháng mà thôi, mỗi phút mỗi giờ trôi qua, nỗi buồn càng tăng, thế rồi đột nhiên, Landy đến với tôi.

Chuyện xảy ra khoảng sáu tuần trước, vào một buổi sáng thứ ba, rất sớm, lâu trước khi bà vào thăm tôi, và ngay lúc anh ấy bước vào là tôi đã thấy phảng phất có một điều gì rất kỳ lạ. Anh ấy đến, mạnh mẽ, tươi cười, tiến gần đến giường tôi, đứng nhìn xuống tôi với một ánh long lanh sáng trong đôi mắt, anh nói: " William à, thật là tuyệt. Anh đúng là kiểu người mà tôi muốn. "

Đến đây, có lẽ tôi nên giải thích cho bà hiểu rằng dù anh John Landy chưa bao giờ đến thăm nhà ta, và bà ít khi, hoặc chưa bao giờ gặp anh ấy, nhưng tôi thì đã làm bạn của anh ấy ít nhất cũng chín năm rồi. Dĩ nhiên, môn dạy chính của tôi là Triết, nhưng như bà biết đó, gần đây tôi cũng có nghiên cứu qua về tâm lý học nữa. Sở học của tôi và của anh Landy vì vậy cũng có phần trùng hợp. Anh ấy là một bác sĩ giải phẫu thần kinh học rất giỏi, một trong những người giỏi nhất, và gần đây anh ấy thật là tử tế cho tôi nghiên cứu vài kết quả công trình của anh ấy, nhất là về những hiệu ứng khác nhau đối với những kẻ mắc bệnh tâm thần khi giải phẫu bộ phận thùy não trán. Vậy thì bà cũng hiểu là khi anh ấy tuôn vào phòng tôi buổi sáng thứ ba hôm ấy, anh ấy và tôi chẳng phải là hai người xa lạ gì.

Anh ấy kéo cái ghế đến bên giường tôi, nói : " Này, chỉ trong vòng vài tuần nữa thôi là anh chẳng còn sống trên đời này nữa, đúng không?"

Câu nói ấy đến từ miệng của Landy dường như chẳng có gì là sỗ sàng cả. Một cách nào đó, thật là tươi mát khi có một vị khách đến thăm, dám can đảm chạm đến cái vấn đề cấm kỵ ấy.

"Anh sẽ ra đi ngay tại đây, trong phòng này, và rồi người ta sẽ đem anh ra khỏi đây và thiêu anh ra tro. "

Tôi nói: " Không, chôn tôi. "

"Vậy càng tệ hơn nữa. Rồi thì sao ? Anh có nghĩ là anh sẽ lên thiên đàng không ?"

" Tôi ngờ lắm, " tôi nói, "mặc dù rằng nghĩ như thế thì cũng dễ chịu. "

" Hay là, biết đâu xuống địa ngục?"

" Tôi thật tình không nghĩ có lý do nào mà họ lại gởi tôi xuống đấy. "

" Anh William ơi, làm sao mà biết được chứ. "

Tôi hỏi: " Anh đang muốn nói gì đấy?"

Landy nói, và tôi có thể thấy được anh ấy đang quan sát tôi chăm chú :"Với riêng tôi thì tôi không tin rằng sau khi chết đi, anh còn có thể nghe biết gì về anh nữa cả, trừ phi. . . " Đến đây, Landy ngừng lại, mỉm cười, nghiêng mình tới gần tôi hơn :" Trừ phi anh có ý đặt chính anh vào tay tôi. Anh có muốn nghe một đề nghị không ?"

***

Cái cách anh ấy chăm chú nhìn tôi, quan sát tôi, và đánh giá tôi với một sự khát khao lạ kỳ như thể tôi là một miếng thịt bò ngon đang nằm trên quầy mà anh ấy đã mua và đang chờ người ta gói lại.

" Tôi nói nghiêm trang đó anh William ạ. Anh có muốn nghe một đề nghị không ?"

" Tôi không hiểu anh muốn nói gì ?"

" Vậy thì hãy nghe tôi nói đây. Mà anh có muốn nghe không đã ?"

" Nếu anh muốn thì anh nói đi. Tôi chắc tôi cũng chẳng mất mát gì khi nghe. "

" Ngược lại, anh sẽ được rất nhiều, nhất là sau khi anh đã qua đời. "

Tôi đoan chắc là anh ấy nghĩ rằng tôi sẽ giật mình khi nghe anh ấy nói vậy, nhưng không biết vì lý do gì mà tôi dường như sẵn sàng cho những điều anh ấy đề cập. Tôi nằm yên lặng, nhìn mặt anh ấy và ngắm nụ cười trắng tinh, chậm rãi, luôn để lộ ra mẩu móc bằng vàng ôm quanh chiếc răng nanh bên trái ở hàm trên của anh ấy.

" Anh William, tôi đã âm thầm làm việc này trong nhiều năm. Trong bệnh viện cũng có một vài người phụ tôi, nhất là anh Morrison, và chúng tôi đã thực hiện khá thành công nhiều trường hợp trên một số thú vật trong phòng thí nghiệm. Hiện tôi đang tính áp dụng trên con người. Đây là một thí nghiệm quan trọng lắm, có thể khi mới khởi đầu thì nghe có vẻ không tưởng, nhưng đứng trên quan điểm phẫu thuật thì dường như chẳng có lý do gì lại cho rằng nó không thể thực hiện được. "

Landy chồm tới, đặt cả hai tay lên mé giường của tôi. Anh ấy có một gương mặt cân đối, đẹp trai theo kiểu hơi xương xương, chẳng có nét gì là của một y sĩ. Bà biết rồi đó, phần lớn họ đều có nét ấy. Nó toát ra từ tròng mắt của họ như thể một tia điện nhắm vào ta và chớp nháy :"Chỉ có tôi mới cứu được anh thôi!" Nhưng mắt của Landy thì to, sáng, với những ánh nhìn sôi nổi long lanh nhảy múa ở trong.

Anh ấy nói, " Lâu rồi, tôi có được xem một phim ngắn về y khoa của Nga. Phim hơi ghê rợn một tí nhưng thú vị lắm. Nó chiếu hình một cái đầu chó bị cắt lìa khỏi thân mình, nhưng vẫn được chuyển máu vào qua mấy tĩnh mạch và động mạch nhân tạo được bơm bằng một quả tim cũng nhân tạo. Vấn đề là cái đầu chó, chỉ riêng nó thôi, được bày trên một cái khay vẫn sống bình thường, não vẫn hoạt động. Họ chứng minh bằng nhiều cuộc thí nghiệm lắm. Ví dụ như khi người ta quệt thức ăn vào miệng nó, lưỡi nó cũng thè ra liếm sạch, và khi có người đi ngang phòng, mắt nó cũng dõi theo. Vậy nên có thể kết luận rằng đầu và não chẳng cần phải dính vào với thân mình mới sống được, dĩ nhiên là với điều kiện chúng được cung cấp đầy đủ máu có chứa oxy. "

" Bây giờ, sau khi xem cuốn phim ấy, tôi nghĩ nếu ta lấy bộ não ra khỏi sọ, ta có thể giữ cho nó sống và sinh hoạt trong một thời gian vô hạn như một đơn vị độc lập sau khi người đã chết rồi. Não của anh chẳng hạn, sau khi anh đã chết. "

Tôi bảo :"Tôi không thích ý tưởng ấy. "

" Anh William nầy, hãy để một giây thôi nghĩ đến bộ não của anh. Nó đang trong tình trạng tuyệt hảo. Nó đang chứa đầy kiến thức tom góp suốt một đời người. Anh phải trải qua làm việc bao nhiêu năm mới tạo cho nó được như ngày nay. Nó chỉ mới bắt đầu nhả bớt ra vài ý tưởng của anh thôi, tuy nhiên chẳng bao lâu nữa, nó sẽ cùng với cơ thể của anh rã tan đi, đơn giản chỉ vì cái tụy tạng của anh bị ung thư. "

Tôi nói, "Không, cảm ơn. Anh nói vậy đủ rồi. Thật là một ý tưởng đáng sợ, mà ngay cả nếu anh thành công đi nữa thì nó cũng chẳng có ích lợi gì. Óc tôi dù có sống, nó sẽ làm được gì nếu nó không nói, không thấy mà cũng không nghe hay cảm được ? Riêng tôi, tôi nghĩ chẳng có gì chán ngán hơn thế nữa. "

Landy nói, "Tôi tin rằng anh có thể trò chuyện được với chúng tôi. Chúng tôi có thể thành công trong việc tạo cho anh một cách nào đó có được thị giác. Nhưng phải từ từ. Tôi sẽ bàn chuyện đó sau. Thực tế là dù cho có làm gì đi nữa thì anh cũng sẽ chết nay mai. Và chúng tôi sẽ hoàn tòan không đụng đến anh cho đến lúc anh thực sự đã chết. Này anh William, có triết gia chân chính nào mà lại từ chối không chịu dâng hiến thân xác mình cho mục đích khoa học chứ. "

" Anh nói vậy chưa được chính xác mấy, " tôi trả lời, " tôi chỉ nghi ngờ không biết rằng khi anh hoàn thành dự án của anh thì lúc ấy tôi sống hay chết mà thôi. "

Landy mỉm cười, " Vâng, tôi nghĩ anh cũng đúng phần nào. Nhưng anh đừng nghĩ là anh có thể thoát tôi nhanh đến vậy đâu trước khi anh hiểu rõ thêm chút nữa. "

" Tôi đã nói là tôi không muốn nghe. "

Anh ta chìa hộp thuốc lá ra, "Anh hút một điếu thuốc nhe. "

" Tôi không hút thuốc, anh biết mà. "

Landy lấy ra một điếu, đốt lên bằng cái hộp quẹt bạc chẳng to hơn một đồng shilling, " Đây là quà tặng của mấy người làm dụng cụ cho tôi đấy, tuyệt vời, phải không ?"

Tôi ngắm nghía cái hộp quẹt rồi trả lại cho Landy.

Anh ta hỏi, "Tôi có thể tiếp tục chưa ?"

" Tôi nghĩ anh đừng nói tiếp thì hơn. "

" Anh cứ nằm yên nghe. Tôi nghĩ là anh sẽ thấy thú vị lắm. "

Bên cạnh giường tôi có một đĩa nho xanh. Tôi lấy đặt nó lên ngực mình và bắt đầu ăn nho.

Landy lại nói, " Vào đúng lúc anh chết, tôi phải ở bên cạnh anh để có thể ngay tức khắc tham dự vào việc giữ cho não của anh vẫn sống. "

" Nghĩa là giữ nó trong đầu chứ?"

" Lúc ban đầu thì như thế, vâng, bắt buộc phải vậy. "

" Rồi sau đó thì anh đặt nó ở đâu ?"

" Nếu anh cần biết thì sau đó nó sẽ được giữ trong một cái bồn. "

" Anh nói nghiêm chỉnh đấy chứ?"

" Dĩ nhiên là tôi nói nghiêm chỉnh. "

" Được rồi, anh nói tiếp đi. "

" Tôi tin là anh biết rằng khi tim ngừng đập và óc không có đủ lượng máu cũng như oxy cung cấp thì các tế bào của nó sẽ chết rất nhanh, chỉ trong vòng từ bốn tới sáu phút mà thôi, và rồi tất cả đều chết. Ngay cả cho dù chỉ ba phút thôi cũng đủ gây nên thiệt hại tới một mức nào đó. Vì vậy tôi phải làm việc thật là nhanh để tránh tình trạng đó xảy ra. Nhưng với sự hỗ trợ của máy móc thì chuyện ấy sẽ rất đơn giản. "

" Máy gì ?"

" Tim nhân tạo. Chúng tôi có một máy làm phỏng theo cái máy nguyên thủy do Alexis Carrel và Lindbergh chế tạo. Nó sẽ đưa oxy vào máu, giữ cho máu nằm đúng nhiệt độ, bơm theo đúng áp suất và làm nhiều công việc nhỏ nhặt cần thiết khác. Thật sự chẳng có gì phức tạp lắm đâu. "

" Anh cho tôi biết vào phút cái chết đến, điều đầu tiên là anh làm gì ?"

" Anh có biết gì về hoạt động của động mạch và tĩnh mạch trong não không ?"

" Không. "

" Vậy thì anh nghe đây. Chẳng có gì khó hiểu đâu. Máu cung cấp lên não từ hai nguồn chính, nguồn động mạch cảnh và nguồn động mạch đốt sống. Mỗi nguồn có hai mạch máu, nghĩa là bốn động mạch máu tất cả. Hiểu chưa ?"

" Rồi. "

" Hệ thống máu trở về tim lại càng đơn giản hơn nữa. Máu đưa về qua hai tĩnh mạch lớn, tĩnh mạch cảnh. Như vậy, ta có bốn động mạch đưa lên não, đi qua cổ, dĩ nhiên, và hai tĩnh mạch đưa máu xuống. Trong não, có rất nhiều mao quản bao quanh tỏa ra nhiều nhánh, nhưng ta chẳng cần lo về chúng. Chúng tôi sẽ chẳng bao giờ đụng đến chúng cả. "

" Được rồi", tôi nói. "Hãy tưởng tượng rằng tôi vừa mới chết xong, rồi thì anh làm gì ?"

"Tôi sẽ phải tức khắc giải phẫu cổ của anh, tìm bốn động mạch, động mạch cảnh và động mạch đốt sống. Tôi phải bơm đầy chúng. Có nghĩa là tôi sẽ cài chúng vào mấy cái ống tiêm rộng và lớn. Mấy ống tiêm này sẽ nối với những ống dài dẫn vào trái tim nhân tạo. "

" Xong rồi tôi phải nhanh chóng cắt hai tĩnh mạch cảnh phải và trái, nối vào cái máy tim để tiếp tục hệ thống tuần hoàn của máu. Tôi sẽ bật nút cái máy tim nhân tạo đã được chứa sẵn đúng loại máu của anh. Và thế là xong. Máu sẽ tiếp tục tuần hoàn trong não của anh. "

" Vậy là tôi sẽ giống như con chó Nga sao. "

" Tôi không nghĩ vậy. Thứ nhất là khi anh chết rồi, anh chẳng còn có ý thức gì. Mà nếu có thì cũng phải một thời gian rất dài sau đó mới nhận thức được. Nhưng dù có ý thức được hay không thì anh sẽ ở trong một trường hợp rất thú vị, đúng không nào ? Anh sẽ ở trong một cái xác lạnh ngắt nhưng lại có một bộ não tươi sống. "

Landy ngừng một chút như để thưởng thức cái ý tưởng sảng khoái nọ. Anh ấy quá hưng phấn, xúc động bởi cái tư tưởng ấy đến đỗi không nghĩ rằng tôi có thể không có cùng một cảm xúc như anh.

" Đến đây thì chúng ta có thể thong thả hơn một chút được rồi. " Anh nói, " Và anh tin tôi đi, chúng ta cần cái thong thả đó lắm. Trước hết, chúng tôi phải đưa anh vào phòng giải phẫu, dĩ nhiên luôn cả máy móc kèm theo, liên tục được bơm máu. Thế rồi sau đó. . . "

" Đủ rồi," Tôi nói. " Đủ rồi, tôi chẳng cần phải nghe đến chi tiết. "

" Ồ, nhưng mà anh phải nghe," anh ấy nói." Anh phải biết tường tận những gì anh sẽ trải qua. Anh xem, sau đó, khi anh tỉnh ra, anh mới cảm thấy thỏa mãn hài lòng nếu anh nhớ ra chính xác anh đang ở đâu và lý do nào mà anh đang hiện diện ở đó. Đầu óc anh sẽ bình thản hơn nếu anh hiểu rõ, anh đồng ý không nào ?"

Tôi nằm yên trên giường, nhìn anh ấy.

" Vậy thì bây giờ tới vấn đề là lấy não của anh ra khỏi cơ thể anh cho thật toàn hảo, không bị tổn thương. Cơ thể anh bây giờ vô dụng rồi. Đúng ra, nó đã bắt đầu rã ra rồi. Sọ và mặt cũng vô dụng luôn. Chúng là những vật trở ngại và tôi chẳng muốn có chúng lẩn quẩn ở đó. Cái mà tôi muốn là bộ não, một bộ não đẹp đẽ, sạch bong, còn sống và hoàn hảo. Vì vậy, tôi sẽ dùng cưa, cái cưa nhỏ giải phẫu, để lấy não ra khỏi vòm sọ. Vì anh lúc đó đã bất tỉnh rồi nên tôi cũng chẳng cần phải dùng đến thuốc mê làm gì. "

" Trời đất, anh không dùng à?" tôi nói.

" Anh chẳng nghe biết gì đâu, tôi hứa chắc điều đó. Này anh William, anh nên nhớ anh đã chết trước đó vài phút rồi. "

" Không có ai được cưa đầu tôi ra mà không dùng thuốc mê," tôi nói.

Landy nhún vai, " Với tôi thì chẳng có gì khác biệt cả, tôi có thể tiêm cho anh chút xíu Procaine nếu anh muốn. Mà nếu làm cho anh vui hơn nữa thì tôi có thể cho procaine vào hết cả cái sọ, nguyên cả cái đầu anh từ cổ trở lên. "

" Cảm ơn anh," tôi nói.

" Anh biết không", Landy tiếp tục. " Một đôi khi có những cái xảy ra thật là diệu kỳ. Chỉ tuần trước thôi, có một ông kia được đưa tới đang bị ngất, tôi đã mở sọ của ông ta mà chẳng dùng thuốc tê mê gì ráo, phải giải phẫu lấy ra cục máu đông đấy. Tôi đang còn giải phẫu phía trong sọ của ông ta thì ông tỉnh dậy và bắt đầu nói chuyện. Ông hỏi, tôi đang ở đâu vậy. Tôi bảo ông đang ở nhà thương. Ông bảo, hay nhỉ. Tôi hỏi ông ta có phiền hà gì chuyện tôi đang làm không. Ông bảo không sao cả, và hỏi tôi đang làm gì đấy. Tôi nói tôi đang tìm cách lấy cục máu đông trong não của ông ra. Thiệt hả. Tôi bảo ông, nằm yên đi, đừng có nhúc nhích, tôi làm sắp xong rồi. A, thì ra anh là cái tên đang làm cho tôi nhức đầu quá xá phải không. "

Landy ngừng lại và cười, nhớ lại cái vụ đó.

" Ông ấy nói đúng như vậy đó, dù rằng qua ngày hôm sau thì ông ta chẳng còn nhớ chút gì về chuyện đó nữa cả. Cái não, thật là ngộ. "

Tôi nói, "Tôi sẽ cần procaine. "

" Tuỳ anh thôi, anh William. Trở lại chuyện đang nói, tôi sẽ lấy cưa và cẩn thận lấy cái phần vòm sọ trên ra, để lộ nửa trên của não, nói đúng ra là phần vỏ bọc ngoài của não. Anh có thể biết hay không biết rằng não được bọc quanh bằng ba lớp vỏ tách rời nhau. Lớp ngoài cùng là mạng cứng (dura mater), lớp giữa gọi là mạng nhện ( arachnoid), và lớp trong cùng là mạng mềm (pia mater). Người ta phần lớn đều nghĩ rằng não là một khối trần trụi trôi bềnh bồng trong một thứ dịch nằm trong đầu, nhưng không phải vậy. Nó được bọc thật đàng hoàng bằng ba lớp màng bọc thật chắc chắn này và dịch não tủy chỉ nằm trong phần vách mỏng gọi là khoang dưới nhện (subarachnoid space) giữa hai lớp màng bọc. Như tôi đã nói trước đây, dung dịch này do não tiết ra và đưa vào hệ tuần hoàn qua sự thẩm thấu (osmosis). Tôi có thể giữ nguyên cả ba màng vỏ bọc nầy. Tên của chúng nghe thật là dễ thương, dura, arachnoid, pia. Tôi sẽ giữ chúng không bị suy suyển. Có nhiều lý do để giữ chúng, tối thiểu cũng là vì trong mấy màng ấy cũng có một hệ thống mao quản đưa máu từ não vào những tĩnh mạch cảnh. "

" Nào," anh tiếp tục, " vòm sọ của anh đã được nhấc ra rồi nhé, phần trên của não còn nguyên trong màng bọc bây giờ đã lộ ra rồi nhé. Bước tiếp đây hơi rắc rối một chút: Làm sao mà đem toàn bộ não ra ngoài thật trọn vẹn, chỉ để lại bốn đầu động mạch và hai tĩnh mạch ở dưới sẵn sàng được nối với máy tim. Công việc nầy tốn rất nhiều thì giờ và rất phức tạp gồm cả việc phải gọt một cách cẩn thận nhiều phần xương, xén mấy dây thần kinh, cắt và nối bao nhiêu là mạch máu. Chỉ có một cách tôi hy vọng có thể làm được một cách thành công là dùng một cái kẹp bẻ từng chút sọ xuống như thể mình lột cam cho đến khi cả hai bên và phần dưới của não lộ ra hết. Cái khó khăn ở đây liên quan tới vấn đề kỹ thuật cao nên tôi không đi vào chi tiết nhưng tôi tin chắc là tôi có thể làm được. Nói một cách đơn giản, nó chỉ đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn mà thôi. Và anh đừng quên là tôi có rất nhiều thời gian, lâu chừng nào cũng được bởi vì cái máy tim nhân tạo đặt sát cạnh bàn mổ vẫn tiếp tục bơm máu nuôi sống bộ não đều đều. "

" Nào, giả thử tôi đã thành công lột hết sọ của anh rồi, như vậy chỉ còn phần dưới cùng của não là còn nối với thân mình của anh bằng cột xương sống, bốn động mạch và hai tĩnh mạch đang bơm máu cho nó. Giờ thì làm gì tiếp? Tôi sẽ cắt lìa cột xương sống ở ngay trên đốt cổ đầu tiên, thật cẩn thận để đừng chạm tới hai động mạch đốt sống đang nằm vùng đó. Nhưng mà anh cũng nên nhớ rằng màng cứng của não ở chỗ này cũng là nơi hở ra nối với cột xương sống, vì vậy tôi cũng sẽ phải vá mép hở của nó lại. Cái này chả khó khăn gì. "

" Tới đây là tôi đã sẵn sàng cho bước cuối cùng. Trên bàn, ở một bên tôi sẽ đặt một cái bồn có hình dạng đặc biệt. Bồn này sẽ chứa một thứ chúng tôi gọi là chất Ringer. Đó là một dung dịch đặc biệt mà chúng tôi dùng để tẩy rửa trong giải phẫu não. Tôi sẽ tách rời bộ não hoàn toàn ra khỏi thân bằng cách cắt lìa mấy động mạch và tĩnh mạch, rồi dùng tay mà nâng nó lên và chuyển qua cái bồn đặc biệt ấy. Đây là lúc độc nhất trong suốt cuộc giải phẫu mà não không được cung cấp máu. Nhưng một khi nó đã được nằm trong bồn rồi thì tức khắc nó lại được nối với những mạch máu nhân tạo của máy tim. "

" Đó, anh thấy chưa, giờ thì não của anh đang nằm trong bồn, vẫn còn sống, và không có lý do gì mà nó lại không sống thật là lâu, năm nầy qua năm nọ, miễn là chúng tôi luôn luôn chăm sóc đến máu và máy móc. "

" Nhưng liệu nó có hoạt động được không?"

" Anh William ơi, làm sao tôi biết được ? Tôi còn không thể nói cho anh biết nó có tỉnh dậy được hay không nữa là. "

" Vậy nếu nó tỉnh táo lại thì sao?"

" Thật tình, như vậy thì kỳ diệu biết bao. "

" Kỳ diệu ư? " Tôi nói và tôi phải công nhận là tôi cũng có nghi ngờ.

" Dĩ nhiên là kỳ diệu! Nó nằm đó, những ý tưởng vẫn tiếp tục vận hành đẹp đẽ, ngay cả ký ức cũng còn y nguyên "

" Nhưng không thể thấy, sờ mó, ngửi, nghe, hay trò chuyện. . . " Tôi nói.

" A, " Anh ấy la lên. " Tôi biết mà, tôi quên chưa nói với anh về con mắt. Nghe này, tôi sẽ cố để lại dây thần kinh thị giác thật nguyên vẹn cùng với một con mắt nối với nó. Dây thần kinh thị giác chỉ là một vật nho nhỏ, dày bằng cái đo nhiệt độ trong bệnh viện và dài chừng hai inches nối từ não đến mặt. Cái hay của nó là thực sự, nó chẳng phải là dây thần kinh. Nó là một cái bọc nối dài của não, và màng cứng của não cũng bao quanh nó đến tận trong mắt. Phía sau của mắt vì vậy nối tiếp với não rất gần, và dung dịch não tủy cũng chạy ngay vào đó. Mọi thứ đều thích hợp với mục tiêu của tôi và giúp cho tôi thành công trong việc duy trì một con mắt cho anh. Tôi đã chế ra một cái hộp bằng nhựa nhỏ để giữ con mắt đó thay cho hốc mắt, và khi bộ não đã nằm trong bồn rồi, đã ngập trong dung dịch Ringer rồi, thì con mắt nằm trong cái hộp nhỏ sẽ nổi bềnh bồng trên mặt dung dịch. "

" Nhìn lên trần nhà. . . " Tôi nói.

" Tôi đoán chừng vậy, vâng, bởi vì tôi sợ rằng nó chẳng có bắp thịt nào để giúp nó cử động qua lại. Nhưng biết đâu nó cũng vui, nằm thật lặng yên thoải mái nhìn ra thế giới bên ngoài từ trong cái bồn của anh. "

" Nói nghe buồn cười," Tôi nói. " Sao không chừa cho tôi thêm cái tai nữa đi. "

" Tôi không nghĩ là tôi thử thêm cái tai kỳ này. "

"Tôi muốn có cái tai," Tôi nói," Tôi yêu cầu phải có một cái tai. "

" Không."

" Tôi muốn nghe Bach. "

" Anh không hiểu được là chuyện đó khó như thế nào." Landy nói nhẹ nhàng." Bộ phận tai, nó được gọi là ốc tai, tế nhị hơn con mắt nhiều. Hơn thế nữa, bộ phận này được bọc quanh bằng xương, mà những dây thần kinh thính giác nối nó với não cũng vậy. Tôi không thể nào cấy nguyên cả bộ phận ấy ra mà không làm hư hỏng nó được. "

" Anh không thể nào để nguyên nó trong khung xương rồi bỏ vào bồn đựng dịch được ư ?"

" Không," Anh ấy cự tuyệt. " Chừng này là đã phức tạp lắm rồi. Vả lại, nếu con mắt sử dụng được rồi thì chuyện nghe hay không có ăn nhằm gì. Chúng tôi có thể cầm đưa cho anh đọc mấy cái tin nhắn. Anh phải để cho tôi quyết định cái gì có thể làm được, cái gì không. "

" Mà tôi chưa nói là tôi sẽ đồng ý hay không mà. "

" Tôi biết, anh William, tôi biết. "

" Tôi không biết là tôi có thích cái ý tưởng đó không nữa. "

" Anh thà chết, chết tuốt tuột sao ?"

" Có lẽ vậy. Tôi cũng chưa biết. Tôi sẽ chẳng nói năng gì được, phải không?"

" Dĩ nhiên là không. "

" Vậy thì làm sao mà tôi liên lạc với anh ? Làm sao anh biết là tôi đang thức dậy hay không?'

" Chuyện anh có thức tỉnh hay không thì dễ biết lắm", Landy nói. " Não đồ điện tử sẽ báo cho chúng tôi biết. Chúng tôi sẽ nối điện đồ vào phần não phía trước trán kia kìa, trong cái bồn đó. "

" Và anh có thể biết chắc sao ?"

" Chắc chắn rồi. Bệnh viện nào cũng có thể làm được cả mà. "

" Nhưng mà như thế tôi cũng không thể nào nói chuyện với anh. "

" Thật ra, tôi tin rằng anh có thể nói chuyện được. Ở Luân Đôn có một người tên là Wertheimer đang nghiên cứu về đề tài nói chuyện với nhau bằng tư tưởng. Tôi đang liên lạc với ông ta. Anh cũng biết rằng, khi ta suy nghĩ, não của ta phát ra tín hiệu điện tử và hóa chất. Những tín hiệu này được phát ra với dạng sóng, cũng giống như làn sóng radio. "

" Tôi biết chút đỉnh. " Tôi nói.

" Vậy thì ông Wertheimer đã chế ra một cái máy giông giống như máy não đồ nhưng nhạy cảm hơn nhiều, và ông ấy nói chắc rằng trong một khoảng cách nào đó thì cái máy đó giúp ông có thể hiểu được một cái não đang nghĩ gì. Máy đó biểu diễn một đồ hình, qua đó có thể diễn dịch ra thành chữ hay ý. Anh có muốn tôi mời ông Wertheimer tới đây gặp anh không ?"

" Không," Tôi nói. Landy đã tự động tin rằng tôi đã bằng lòng dự vào công trình của anh, và vì vậy, tôi cảm thấy chống đối thái độ ấy. " Thôi anh đi đi, để tôi yên. Thúc hối tôi sẽ chẳng có hiệu quả gì đâu. "

Landy đứng dậy ngay tức khắc và bước ra cửa.

" Cho tôi hỏi một câu. " Tôi nói.

Anh dừng lại, tay đặt lên nắm cửa. "Vâng, anh William?"

" Chỉ giản dị thôi. Anh có thực sự tin rằng khi não của tôi nằm trong cái bồn kia, trí óc tôi sẽ vẫn có thể hoạt động như tôi ngay bây giờ không ? Anh có tin rằng tôi vẫn có thể suy nghĩ và tranh luận như tôi đang có thể làm lúc này không ? Và trí nhớ của tôi vẫn sáng suốt không?"

" Tôi chẳng thấy có gì là không được," Anh ấy nói. " Nó vẫn là não của anh. Nó vẫn sống. Nó chẳng hư hao gì. Nói rõ ra, có ai chạm gì đến nó đâu. Chúng tôi còn không lột cái vỏ cứng ở ngoài kia mà. Dĩ nhiên, cái khác biệt lớn nhất là chúng tôi đã làm hỏng hết mấy cái dây thần kinh dẫn vào nó, trừ dây thần kinh thị giác. Có nghĩa rằng nó chẳng còn bị ảnh hưởng gì bởi giác quan cả. Anh sẽ sống trong một thế giới tuyệt đối tinh tuyền và tách biệt. Chẳng còn có gì có thể làm phiền anh nữa, ngay cả đau đớn cũng không. Anh không thể cảm thấy đau bởi vì anh chẳng có dây thần kinh nào để cảm nhận được. Có nghĩa rằng, anh đang ở trong một điều kiện lý tưởng toàn bích. Không lo lắng, không sợ hãi, không đau đớn, không thấy đói bụng, khát nước. Ngay cả không có ham muốn. Chỉ có ký ức và tư tưởng. Và nếu mà con mắt của anh cũng hoạt động được thì anh cũng có thể đọc sách. Theo tôi, như vậy thật là tuyệt vời. "

" Tuyệt thật, nhỉ ?"

" Vâng, đúng vậy anh William. Nhất là đối với một Tiến sĩ Triết như anh. Đó sẽ là một kinh nghiệm phi thường. Anh sẽ có thể phản ánh lên nhiều vấn đề của thế giới bằng sự khách quan và nghiêm chỉnh mà xưa nay chưa có ai từng đạt được. Và ai mà biết được chuyện gì sẽ xảy ra. Những tư tưởng lớn và những giải pháp tuyệt diệu có thể đến với anh, những ý tưởng hoành tráng có thể làm cách mạng lên đời sống của chúng tôi. Hãy tưởng tượng anh sẽ có thể tập trung tư tưởng lên đến mức cao như thế nào. "

" Và luôn cả sự bực bội," Tôi nói.

" Bậy bạ. Sẽ không thể có sự bực bội. Bực bội phải đi kèm với ham muốn. Nhưng mà anh không thể có ham muốn được. Tôi nói ít ra là ham muốn sinh vật lý. "

" Tôi tin rằng nó có thể có trí nhớ về đời sống của tôi trước kia, và biết đâu rằng nó có thể muốn trở lại đời cũ. "

" Sao? Anh muốn trở lại cuộc sống tệ hại nầy sao ? Ra khỏi cái bồn êm ái dễ chịu để trở về lại cái nhà dở hơi nầy sao ?"

" Hãy trả lời cho tôi thêm một câu nữa, " tôi nói." Anh tin là anh có thể giữ nó sống đến bao lâu?"
" Cái não ấy à ? Năm này qua năm nọ! Điều kiện gần như tuyệt hảo bởi vì tất cả những gì có thể làm cho cơ thể tàn tạ thì không còn hiện diện, nhờ vào quả tim nhân tạo. Huyết áp được giữ đều đặn luôn luôn, một điều mà ở ngoài đời thực không sao đạt được. Nhiệt độ cũng điều hòa luôn luôn. Nồng độ máu gần như toàn hảo, không có chất dơ, bẩn, không có vi trùng, vi khuẩn, không có gì hết. Dĩ nhiên đó chỉ là dự đoán thôi, nhưng tôi tin là bộ não có thể sống hai, ba trăm năm trong tình trạng như thế. Thôi tôi xin chào anh. Ngày mai tôi sẽ ghé lại thăm nhá." Anh ấy vội vã bước ra ngoài, và như bà có thể tưởng tượng ra, anh ấy đã để tôi lại trong trạng thái vô cùng hoang mang bối rối.

Cái phản ứng ngay tức khắc của tôi khi anh ấy mới ra khỏi phòng là khước từ tham gia vào công trình ấy. Nó có cái gì đó không được tốt. Cái ý nghĩ rằng tôi, chính tôi, với tình trạng tinh thần đầu óc bình thường tỉnh táo bỗng bị thu nhỏ lại thành một miếng nhờn nhợt nằm lỏng bỏng trong cái bồn nước, nghe sao ghê quá. Thật là quái đản, tởm lợm, kỳ khôi. Một điều khác làm tôi khó chịu là cái cảm giác vô dụng mà tôi sẽ phải kinh nghiệm mỗi khi Landy bỏ tôi vào bồn dung dịch. Tôi sẽ chẳng còn thế nào bước trở lui, chẳng có cách gì để chống đối hoặc giải thích. Tôi sẽ phải tiếp tục hợp tác bao lâu mà họ còn giữ cho tôi được sống. Và, giả thử nếu tôi không còn chịu đựng được nữa? nếu tôi thấy đau đớn? nếu tôi bỗng trở nên hoảng hốt, rồi thì sao ? Tôi sẽ chẳng có chân để chạy. Không có giọng mà la hét. Không có gì hết. Tôi sẽ chỉ có thể há mồm ra cười và chịu đựng như thế đến hai trăm năm. Mà cũng đâu có miệng để cười.

Đến đây thì một ý nghĩ buồn cười bỗng đến với tôi. Nó như thế này: Chẳng phải rằng một kẻ nào đó vừa bị cưa một chân vẫn có cái ảo tưởng rằng chân của anh ta vẫn còn đó hay sao ? Anh ta đã chẳng nói với cô y tá chăm sóc anh ta là cái ngón chân cái mà anh ta chẳng còn sở hữu đang ngứa như điên, vân vân và vân vân ? Dường như tôi đã từng nghe những chuyện như thế rất thường gần đây.

Vậy thì, tương tự như thế, não của tôi, nằm một mình trong cái bồn ấy, có chắc là sẽ không bị ảo tưởng như thế về cơ thể của tôi ? Trong trường hợp ấy, khi cơn đau trào lên phủ trùm lấy tôi thì tôi chẳng sao mà uống một viên aspirin để giảm đau được. Khi thì tôi tưởng tượng rằng tôi bị chuột rút ở chân đau điếng người đi, hoặc môt cơn đau bụng khủng khiếp, rồi vài phút sau đó, tôi lại có thể cảm thấy cái bọng đái của tôi, bà cũng biết đó tôi hay bị bí tiểu mà nếu tôi không giải quyết ngay thì nó có thể nổ tung ra được. Lạy trời đừng có xảy ra.

Tôi nằm như vậy rất lâu quay cuồng với những ý tưởng khủng khiếp ấy. Thế rồi đột nhiên, đến khoảng trưa thì thần trí tôi bắt đầu thay đổi. Tôi không còn quan tâm mấy đến khía cạnh tiêu cực của vụ việc có thể dẫn đến cho tôi nữa và thấy mình đã có thể ngẫm nghĩ tra xét đề nghị của Landy dưới một ánh sáng suy luận khác. Tôi cảm thấy dễ chịu khi nghĩ rằng não của tôi đâu có cần thiết phải bị hủy hoại rồi tan biến sau một vài tuần nữa. Nói thật, tôi tự hào về bộ não của tôi lắm. Nó thật là một cơ quan nhạy cảm, minh mẫn, và phong phú biết bao. Nó chứa đựng biết bao nhiêu là kiến thức phi thường và nó vẫn còn có khả năng cung cấp những lý thuyết, giả định và nguyên thủy. Tôi tự bảo tôi, so với bộ não của tôi, một bộ não còn rất tốt, thì cơ thể của tôi, cái cơ thế già nua tội nghiệp mà Landy chỉ muốn liệng đi, thì ngay chính bà, Mary, bà cũng phải đồng ý rằng chẳng có gì đáng được giữ lại cả.

Tôi đang nằm ngửa ăn nho. Nho thật là ngon, có ba cái hột nhỏ. Tôi thò tay vào miệng nhặt chúng ra và bỏ trên rìa cái đĩa.

Tôi nói thầm, " Tôi sẽ đồng ý làm vụ đó. Trời ạ, tôi sẽ chịu làm chuyện đó. Ngày mai, khi Landy tới đây, tôi sẽ nói thẳng với anh ấy như vậy."

Mọi sự xảy ra nhanh như thế đó. Và sau đó thì tôi cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

Tôi làm mọi người ngạc nhiên hết sức vì tôi đã ngốn hết mâm cơm trưa thật bự, và rồi bà vào thăm tôi như lệ thường. Bà đã khen rằng tôi trông thật là khỏe khoắn, thật hồng hào, thật tươi vui. Bà hỏi tôi có chuyện gì vừa xảy ra, có tin gì mới mẻ hay ho hay không.

Tôi trả lời, có đấy. Và rồi, bà nhớ không, tôi đã mời bà ngồi xuống, thật thoải mái, và tôi đã cố gắng giải thích cho bà nghe, thật nhẹ nhàng chuyện gì đang xảy ra. Buồn thay, bà chẳng thông cảm chút gì cả. Tôi chưa kịp nói gì về những chi tiết thì bà đã giận dữ tuyên bố rằng chuyện ấy thật khó chấp nhận, đáng tởm, kinh khủng, không tưởng, và trong khi tôi cố tiếp tục thì bà đã đùng đùng bước ra khỏi phòng.

Bà cũng nhớ rằng tôi đã cố bàn bạc với bà rất nhiều lần về vụ này nhưng bà vẫn khăng khăng từ chối không chịu nghe tôi. Vì vậy mà tôi phải viết cái thư này đây. Tôi chỉ hy vọng bà bình tĩnh mà đọc nó. Tôi đã mất rất nhiều thời gian để viết nó ra. Đã hai tuần kể từ khi tôi bắt đầu viết dòng đầu tiên, và hiện tại tôi đã yếu đi rất nhiều. Tôi sợ rằng tôi không còn sức để nói nhiều hơn nữa. Chắc chắn rằng tôi sẽ không nói lời vĩnh biệt, bởi vì biết đâu rằng nếu Landy thành công thì tôi hy vọng, dù mỏng manh, rằng tôi sẽ có dịp gặp lại bà trong trường hợp bà đồng ý đến thăm tôi.

Tôi đã yêu cầu rằng những trang viết này chỉ được trao đến cho bà một tuần sau khi tôi đã qua đời. Bây giờ, lúc bà đang đọc những dòng này đây, bẩy ngày đã qua kể từ khi Landy bắt tay vào việc. Bà cũng có thể đã biết được vụ ấy có kết quả ra sao. Nếu chưa biết, và nếu bà vẫn cố tình tránh xa, không muốn dính dáng gì đến vụ việc này, một điều mà tôi nghĩ rất có thể xảy ra, thì tôi xin bà hãy thay đổi thái độ ngay bây giờ và gọi cho Landy để hỏi xem thử tôi đã tiến triển đến đâu rồi. Ít ra là bà cũng có thể làm được như vậy. Tôi đã bảo cho Landy biết là bà sẽ gọi cho anh ấy vào ngày thứ bẩy tính từ lúc anh ấy bắt đầu bắt tay vào việc.

Người chồng chung thủy của bà,

William

Bà phải đàng hoàng khi tôi không còn nữa, và luôn nhớ rằng, làm một quả phụ còn khó hơn làm một người vợ. Đừng có uống rượu ngọt. Đừng có phung phí tiền bạc. Đừng có hút thuốc. Đừng có ăn bánh bột. Đừng dùng son môi. Đừng mua TV. Hãy chăm vườn hồng của tôi và nhổ sạch cỏ trong căn vườn đá của tôi. Và đồng thời, tôi để nghị bà nên cắt điện thoại đi vì tôi không còn dùng đến nữa.

Bà Pearl chậm rãi đặt xấp giấy xuống ghế bên cạnh. Môi bà mím lại chặt và một vết trắng hiện ra quanh cánh mũi.

Thiệt vậy sao. Sau bao nhiều năm sống cùng nhau, ông không nghĩ rằng bà cần được chút yên tịnh khi trở thành quả phụ sao.

Mọi chuyện xảy ra quá kỳ cục để phải suy nghĩ. Ghê gớm, quái quỷ quá khiến bà phải rùng mình.

Bà với tay lấy cái ví, rút ra một điếu thuốc khác. Bà châm thuốc, hít vào một hơi dài rồi phà khói ra mù mịt khắp phòng. Qua làn khói, bà có thế trông thấy cái TV đẹp đẽ, mới toanh, láng coóng, khổng lồ đang ngự trị chễm chệ trên cái đế trước kia là chỗ làm việc của ông William.

Bà tự hỏi không biết ông ấy sẽ nói gì khi nhìn thấy cái TV ấy nhỉ.

Bà ngừng lại, cố nhớ xem thử lần cuối ông bắt gặp bà hút thuốc là lúc nào.

Đó là năm ngoái. Bà đang ngồi trong nhà bếp, cạnh cái cửa sổ mở, cố hút vội một điếu thuốc trước khi ông ở sở trở về nhà. Lúc ấy bà đang mở máy thu thanh nghe một khúc nhạc khiêu vũ. Lúc bà xoay người lại để rót cho mình thêm một tách cà phê thì thấy ông đang đứng ở ngạch cửa, cao lớn, nghiêm khắc, nhìn xuống bà bằng đôi mắt đáng sợ. Trong con ngươi ánh lên một điểm đen giận dữ. Bốn tuần liên tục sau đó, ông tự tay trả tiền công cho người đến dọn dẹp và không đưa cho bà lấy một xu, nhưng ông đâu biết rằng bà đã giấu được sáu anh kim trong hộp xà phòng bột cất trong cái tủ dưới bồn rửa chén.

Trong một bữa ăn tối, bà hỏi ông: "Sao vậy, mình lo tôi sẽ bị ung thư à ?"

" Không, tôi không lo. " Ông đáp.

" Vậy tại sao tôi không hút thuốc được? "

" Tại tôi không cho phép, vậy thôi. "

Ông cũng không chịu được trẻ con, vì vậy, kết quả là hai ông bà cũng chẳng có con cái gì.

Giờ này ông đang ở đâu, ông "William-không-cho-phép-vĩ-đại" của bà ?

Landy chắc đang chờ bà gọi tới. Bà có phải gọi ông ta không nhỉ ?

Dĩ nhiên là không.

Bà hút tàn một điếu thuốc, lại đốt tiếp một điếu khác. Bà nhìn cái điện thoại nằm trên bàn làm việc, cạnh cái TV. Ông William đòi bà phải gọi Landy. Ông ấy chính xác đã yêu cầu bà gọi ngay cho Landy khi đọc xong lá thư. Bà ngần ngại, cố gắng rũ bỏ thói quen đã ăn sâu trong tiềm thức là phải làm cho tròn bổn phận của mình. Thế rồi, chậm chạp, bà đứng lên đi tới chỗ để điện thoại đặt trên bàn làm việc. Bà dò tìm số của Landy, bấm số và chờ đợi.

" Xin cho tôi nói chuyện với ông Landy ạ. "

" Xin lỗi ai ở đầu dây vậy ?"

" Tôi là bà Pearl, bà William Pearl. "

" Xin chờ một phút. "

Ngay tức khắc, Landy trả lời bên kia đầu dây.

" Thưa, bà Pearl phải không ạ ?"

" Vâng, tôi là bà Pearl đây."

Ngừng một lúc, " Tôi rất vui nhận được điện thoại của bà. Bà có khỏe không ạ ?"

Giọng bên kia bình tĩnh, không chút cảm xúc, lễ độ :" Thưa, bà có thể đến gặp chúng tôi tại bệnh viện không ? Chúng ta có thể nói chuyện một lúc. Tôi nghĩ là bà đang nóng lòng muốn biết công việc tiến triển ra sao phải không ?"

Bà không trả lời.

"Chúng tôi xin báo bà biết là mọi chuyện trôi chảy tốt đẹp, tốt đẹp hơn tôi mong mỏi nhiều. Không những nó sống mà nó còn tỉnh táo nữa thưa bà. Chỉ qua ngày thứ hai là nó tỉnh. Bà thấy có hay không ?"

Bà Pearl chờ cho ông ta tiếp tục.

" Và con mắt cũng trông thấy được rồi. Chúng tôi đoan chắc điều đó vì khi chúng tôi đưa một vật trước con mắt, biểu đồ trên cái máy hiện ra phản ứng ngay. Hiện giờ, ngày nào chúng tôi cũng cho nó đọc báo. "

" Báo gì ?" Bà Pearl hỏi gay gắt.

" Báo Daily Mirror, vì đầu đề mấy bài viết in chữ lớn hơn. "

" Ông ấy ghét tờ Mirror. Cho ông ấy đọc tờ Times. "

Có một khoảng lặng, rồi ông bác sĩ nói, " Vâng, được rồi thưa bà. Chúng tôi sẽ đưa nó đọc tờ Times. Chúng tôi dĩ nhiên chỉ muốn làm mọi thứ cho nó được vừa lòng. "

"Ông ấy, không phải Nó. Ông ấy !" Bà Pearl nói.

" Ông ấy. Vâng, xin lỗi bà. Làm cho ông ấy vừa lòng. Đó là lý do mà chúng tôi đề nghị bà đến đây càng sớm càng tốt. Tôi nghĩ sẽ tốt cho ông ấy nếu thấy được bà. Bà có thể chứng tỏ cho ông ấy là bà vui mừng lại được ở bên ông, cười với ông, gởi ông chiếc hôn gió chẳng hạn. Như thế, ông ấy sẽ cảm thấy yên tâm rằng bà luôn luôn sát cánh với ông. "

Lại một khoảng lặng dài.

Cuối cùng, bà Pearl lên tiếng, giọng yếu ớt, mệt mỏi:" Vâng, tôi nghĩ tôi nên đến đó để xem ông ấy ra sao. "

"Tốt quá. Tôi biết thế nào bà cũng tới. Tôi sẽ đợi bà ở đây. Bà cứ đi thẳng đến phòng làm việc của tôi ở tầng hai nhé. Xin chào bà. "

Nửa giờ sau đó, Bà Pearl đã có mặt tại bệnh viện.

Đi bên cạnh bà qua một cái hành lang dài, Landy nói: "Xin bà đừng ngạc nhiên khi thấy ông ấy nhé. "

" Không, tôi không ngạc nhiên đâu. "

" Có thể lúc thoạt nhìn ông, bà sẽ giật mình. Ông ấy hiện tại dĩ nhiên không giống như trước."

" Thưa ông, tôi không lấy ông ấy vì ngoại hình của ổng. "

Landy quay qua bà Pearl. Cái bà nhỏ con này coi bộ kỳ quặc, ông nghĩ thầm khi nhìn đôi mắt to và thái độ gây hấn của bà. Nét mặt của bà trước kia chắc là khá vui tươi, nhưng nay thì đã biến mất hết rồi. Miệng bà xệ, hai má thõng xuống. Cả khuôn mặt là biểu hiện của sự tàn phá đến từng mảnh vụn, chậm chạp nhưng kiên trì của những tháng năm sống trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Họ đi bên nhau trong yên lặng.

" Khi vào trong phòng, xin bà cứ việc từ từ. Ông nhà sẽ không biết là bà ở đây cho đến khi bà ở ngay trước mắt ông. Mắt ông ấy lúc nào cũng mở nhưng không di động được nên tầm nhìn cũng hạn chế. Hiện tại, chúng tôi đặt mắt ông nhìn lên trần. Và dĩ nhiên là ông ấy không nghe được gì cả. Chúng ta có thể nói chuyện lâu cũng không sao. Đây rồi thưa bà. "

Landy mở một cánh cửa và đưa bà vào trong một căn phòng vuông vắn. Ông đặt tay lên cánh tay bà Pearl. " Tôi nghĩ mình không nên đến gần quá. Bà cứ đứng đây một lúc với tôi đã cho tới khi bà quen với mọi thứ. "

Trên một cái bàn trắng cao đặt ngay giữa phòng là một cái tô khá lớn bằng men trắng bằng cỡ cái bồn rửa mặt. Chừng nửa tá dây plastic mỏng nhỏ từ đó chạy ra nối với rất nhiều ống thủy tinh, trong đó có thể thấy máu đang luân lưu từ một cái máy tim nhân tạo. Cái máy đang phì phò tiếng đập của tim.

"Ông ấy đang ở trong đó. " Landy nói, chỉ tay về cái bồn đặt hơi cao nên bà không thấy rõ.

" Bà đến gần hơn chút nữa đi, nhưng đừng gần quá. "

Landy dẫn bà tiến lại thêm hai bước. Vươn cổ tới, bà Pearl bây giờ có thể nhìn thấy mặt chất lỏng trong cái bồn men. Chất lỏng trong suốt và tĩnh lặng. Trên đó bồng bềnh một vật nhỏ hình thuẫn, to bằng cái trứng bồ câu.

" Mắt ông ấy ở trong đó, bà thấy không ?"

" Thấy rồi. "

" Theo như chúng tôi thấy thì con mắt ông nhà đang ở tình trạng tuyệt hảo. Đó là con mắt phải, và cái hộp chứa có gắn miếng kính tương đương với mắt kính của ông nhà thường dùng. Hiện tại thì ông nhà có lẽ thấy rõ không khác gì trước kia. "

Bà Pearl nói: " Trần nhà thì có gì để mà nhìn chứ. "

" Xin bà đừng lo chuyện đó. Chúng tôi đang lập chương trình để làm vui ông nhà, nhưng chúng tôi chưa muốn làm mọi sự quá nhanh lúc khởi đầu. "

" Hãy cho ông ấy đọc một cuốn sách hay. "

" Chúng tôi sẽ đưa. Chúng tôi sẽ đưa. Thưa, Bà thấy không sao chứ ?"

" Vâng. "

" Vậy thì mình bước gần thêm một chút nữa nhé. Như vậy bà có thể nhìn thấy mọi thứ. "

Ông đưa bà đi cho tới khi cả hai chỉ cách cái bàn vài thước. Bây giờ thì bà có thể nhìn xuống cái bồn men. " Đó, ông nhà William đấy. "

Ông William xem ra lớn hơn bà tưởng tượng, mà màu lại sẫm hơn. Với những nếp gấp và những đường lồi lõm trên bề mặt, bà nghĩ ông trông chẳng khác gì hơn là một trái walnut ngâm giấm khổng lồ. Bà có thể thấy mấy chỗ nhô ra nơi cắm bốn động mạch và hai tĩnh mạch nằm ngay phần dưới của ông, và thấy chúng được nối với mấy sợi dây nhựa một cách tinh tế ra sao. Cứ mỗi lần trái tim nhân tạo đập thì mấy cái ống nhựa lại giật lên một lượt khi máu được đẩy qua chúng.

" Bà phải cúi người xuống và đưa mặt ngay trước con mắt của ông ấy nhé. Ông sẽ nhìn thấy bà, khi ấy bà có thể cười với ông và gởi ông một nụ hôn gió," Landy nói. " Nếu tôi là bà thì tôi sẽ nói đôi lời nhẹ nhàng vui vui. Ông sẽ không thực sự nghe được gì, nhưng tôi chắc chắn là ông sẽ hiểu được ý bà. "

"Ông ấy ghét những nụ hôn gió," Bà Pearl nói. " Nếu được, xin ông để cho tôi làm theo cách của tôi. "

Bà bước tới gần mép bàn, nghiêng người tới trước cho đến khi mặt bà nằm ngay bên trên con mắt và bà nhìn thẳng xuống nó.

" Mình à," Bà thì thầm, " Mary đây nè. "

Con mắt, vẫn sáng như bao giờ, nhìn bà chăm chăm, tập trung,

" Mình có khỏe không ?"

Cái hộp đựng mắt làm bằng nhựa trong nên có thể thấy toàn thể con mắt nằm ở đó. Sợi dây thần kinh thị giác nối từ phía dưới của con mắt tới bộ não trông như một sợi mì ý ngắn màu xám.

"Mình thấy có dễ chịu không?"

Cái cảm giác khi nhìn vào mắt chồng mình mà không thấy cái mặt kèm theo nó kỳ kỳ làm sao. Bà chỉ có mỗi một việc là nhìn vào con mắt, thật chăm chú, và dần dần thì con mắt như càng lúc càng lớn dần lên, và cuối cùng thì bà thấy – dường như vậy – hình ảnh một khuôn mặt mờ mờ. Trên nền trắng của tròng mắt xuất hiện những tia máu đỏ nhỏ li ti, và trong tròng mắt màu xanh biếc hiện ra ba hoặc bốn đường màu đen tỏa ra từ con ngươi nằm ngay ở chính giữa. Con ngươi mở lớn, đen, và có một tia sáng ánh lên từ một góc.

"Tôi nhận được cái thư của mình và chạy đến ngay đây để thăm mình nè. Bác sĩ Landy nói mọi chuyện tốt đẹp lắm. Để tôi nói chầm chậm một chút, như vậy mình có thể hiểu tôi nói gì bằng cách nhìn vào miệng tôi, nhe. "

Rõ ràng là con mắt đang nhìn bà chăm chú.

"Mấy người đó đang hết sức lo cho mình đó, mình à. Cái máy kỳ diệu này nó bơm liên tục, và tôi chắc chắn là nó bền hơn mọi trái tim già nua tệ hại khác ở đây. Tim của mọi người thì có thể ngưng bất cứ lúc nào chứ tim của cưng thì đập hoài đập mãi. "

Bà quan sát con mắt thật là gần, cố tìm xem cái gì đã làm cho nó có nét thật lạ thường.

" Mình trông tốt lắm, thật đấy, tốt lắm. "

Bà tự bảo, con mắt này trông đẹp hơn, dịu dàng hơn trước nhiều. Có chút gì thật mềm mỏng, tử tế, êm ả, một phẩm chất bà chưa từng thấy bao giờ. Có thể điều đó liên quan tới cái điểm đen ngay chính giữa con ngươi. Đồng tử trong mắt của ông William trước kia thường nhỏ, đen. Chúng luôn luôn biết ngay người khác đang tính toán cái gì hay nghĩ ngợi gì. Nhưng cái đồng tử mà bà đang nhìn đây thì lớn, dịu dàng, dễ thương như mắt bò.

Không ngẩng lên, bà hỏi :" Bác sĩ có chắc là ông ấy tỉnh táo không ?"

Landy đáp: " Chắc chắn rồi. "

" Ông ấy có thấy tôi không ?"

" Rõ lắm. "

" Thật là tuyệt vời. Tôi tin ông ấy đang tự hỏi chuyện gì đang xảy ra vậy. "

" Không đâu. Ông nhà biết rõ ông ấy đang ở đâu, và tại sao lại ở đây. Ông ấy chẳng thể nào quên được điều ấy. "

" Ông muốn nói là nhà tôi, ông ấy biết là ổng đang ở trong cái bồn nầy sao ?"

" Dĩ nhiên. Hơn vậy, nếu mà ông nhà có thể nói được thì ông có thể chuyện trò bình thường với bà ngay lúc nầy nữa đó. Theo tôi thấy thì tinh thần của ông nhà hiện tại hoàn toàn chẳng khác gì ông lúc còn tại nhà. "

" Lạy Trời," Bà Pearl kêu lên. Bà chợt ngừng lại, ngẫm nghĩ đến khía cạnh thú vị này. Bà nhìn ra phía đằng sau con mắt, ngắm nghía quả walnut khổng lồ múp míp màu xám nằm lặng lẽ dưới làn nước. Bà thầm nhủ, với tình trạng ông ấy như thế này, mình không chắc là mình sẽ không yêu thích ông. Nói cho đúng, mình tin là mình có thể sống hòa hợp với một William như thế này. Mình có thế đối phó được.

" Ông ấy yên lặng quá nhỉ, " bà nói.

" Vâng, dĩ nhiên là ông nhà yên lặng. "

Không cãi cọ, không chê bai – bà nghĩ – không la rầy, không luật lệ phải theo, không cấm đoán hút thuốc, không có đôi mắt khắc nghiệt nhìn lên từ sau cuốn sách, không phải giặt ủi áo quần, không phải nấu nướng dọn ăn, không gì hết ngoại trừ tiếng phì phò của cái máy tim nhân tạo, mà thật ra tiếng động ấy nghe cũng dễ chịu, nhất là nó không lớn quá để át mất tiếng TV.

" Bác sĩ à", bà gọi. "Sao tự nhiên tôi thấy tôi yêu nhà tôi quá sức. Bác sĩ có thấy như vậy là kỳ cục không ?"

" Tôi nghĩ chuyện ấy cũng dễ hiểu thôi mà. "

" Ông ấy nằm lặng lẽ dưới nước, trong cái bồn men nho nhỏ nầy, sao thấy tội nghiệp quá. "

" Vâng, tôi hiểu. "

" Ổng trông cứ như là một em bé. Ờ, giống một em bé. Ông ấy đúng là một em bé. "

Landy đứng đằng sau bà Pearl, lặng yên nhìn bà.

" Này, này", bà nói nho nhỏ, nhìn vào trong bồn. " Từ nay Mary sẽ săn sóc cho cưng, một mình Mary thôi. Cưng sẽ không phải lo lắng bất cứ chuyện gì trên thế giới này nữa nha cưng. Khi nào thì tôi có thể đem nhà tôi về, Bác sĩ ?"

" Xin lỗi, bà nói gì ?"

" Tôi nói khi nào thì tôi có thể đem nhà tôi về nhà của chúng tôi ?"

" Bà nói đùa sao chứ ?"

Bà Pearl chậm chạp quay lại nhìn thẳng vào Landy. " Tại sao tôi lại phải đùa ?" Bà hỏi. Mặt bà sáng hẳn, hai con mắt to tròn của bà rực lên như hai viên kim cương.

" Không thể đem ông nhà đi được. "

" Tôi không thấy có gì là không được."

" Thưa bà, đây là một cuộc thí nghiệm. "

" Thưa bác sĩ Landy, nhưng đây là chồng của tôi. "

Landy nở nụ cười gượng gạo, "Nhưng mà. . . "

" Bác sĩ biết đây là chồng tôi mà. " Giọng bà chẳng có chút gì giận dữ. Bà nói bình thản như thể chỉ nhắc nhở ông một sự thực đơn giản.

" Điều này hơi rắc rối một chút," Landy liếm môi." Thưa bà, hiện giờ bà là một quả phụ. Tôi nghĩ bà nên chấp nhận sự thật ấy. "

Bà Pearl đột ngột quay người rời xa đến bên cửa sổ. " Tôi nói thật đấy," bà vừa nói vừa cho tay vào ví tìm điếu thuốc. " Tôi muốn đem ông ấy về. "

Landy nhìn bà Pearl đưa điếu thuốc lên môi, châm lửa.

Ông nghĩ, trừ phi là mình sai thôi chứ bà này hình như không được bình thường. Bà ta gần như sung sướng muốn có người chồng đang nằm trong cái bồn men đằng kia. Ông cố tưởng tượng xem mình sẽ có cảm tưởng như thế nào nếu trong cái bồn kia là bộ não của vợ ông và con mắt kia là của vợ ông nhìn ông đăm đăm từ cái hộp nhựa. Ông thấy ông không khoái ý tưởng ấy chút nào.

" Chúng ta trở lại phòng làm việc của tôi được không?" Ông nói.

Bà Pearl đang đứng cạnh cửa sổ, dáng điệu bình thản, thoải mái nhả khói.

" Vâng, được rồi. "

Khi đi ngang qua cái bàn, bà đứng lại, nghiêng người xuống cái bồn men lần nữa.

" Bây giờ Mary phải đi, cưng à," bà nói. " Mình đừng có lo chút gì hết nha mình. Mình hiểu không ? Tôi sẽ đưa mình trở về nhà càng sớm càng tốt để săn sóc cho mình cẩn thận. Mà cưng nghe đây. . . " Tới đây, Bà ngừng lại, đưa điếu thuốc lên môi định hít một hơi. Ngay tức khắc, con mắt bỗng sáng lên. Lúc ấy bà đang nhìn thẳng vào nó, và từ ngay chính giữa con ngươi bà thấy một tia sáng, rất nhỏ nhưng rất sáng chiếu ra, đồng tử thu lại thành một điểm nhỏ màu đen đầy giận dữ.

Ban đầu, bà gần như bất động. Bà đứng, nghiêng xuống cái bồn men, tay cầm điếu thuốc đưa lên miệng, nhìn con mắt trong bồn. Thế rồi, thật chậm rãi, cố tình, bà đặt điếu thuốc giữa hai làn môi, hít một hơi thật sâu. Bà thở vào, giữ khói trong phổi chừng ba bốn giây, rồi bỗng nhiên, phù.. ù, từ hai lỗ mũi, bà thở nhanh ra hai dòng khói bắn vào mặt nước trong cái bồn men, khói lan ra khắp bề mặt tạo thành một làn mây xanh dày, che luôn con mắt.

Landy đứng cạnh cửa phòng, lưng quay về phía bà, chờ đợi. " Bà Pearl à, đi thôi. "

"Đừng có làm mặt giận vậy William à," bà nói nhẹ nhàng. " Giận dữ có hay gì đâu. "

Landy quay đầu nhìn xem bà Pearl đang làm gì.

Bà thì thầm, " Hết rồi, phải không nào. Bởi vì từ rày về sau, Mary bảo cưng làm gì thì cưng phải làm đó, nghe chưa ?"

" Bà Pearl, " Landy vừa gọi vừa đi tới gần bà.

" Và đừng bao giờ làm một tên hư thân nữa, nhớ nhe, cưng," Bà vừa nói vừa rít thêm một hơi thuốc. " Độ sau này đứa nhỏ nào hư thì sẽ bị phạt nặng lắm, cưng phải nhớ vậy đó. "

Landy đã đi đến bên bà, quàng tay bà, nhẹ nhàng nhưng dứt khoát kéo bà ra xa cái bàn.

Bà gọi với," Chào cưng nha. T

ôi sẽ trở lại không lâu đâu. "

" Thôi đủ rồi bà Pearl. "

Bà Pearl nhìn lên bác sĩ Landy bằng đôi mắt tròn to sáng rỡ. Bà kêu: " Ông ấy dễ thương quá phải không ? Ổng thật là tuyệt vời. Tôi thật không thể nào chờ được để đem ông ấy về nhà. "