Công an ngăn chặn, đánh người tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa
- Thứ Bảy, 19 tháng Giêng năm 2019 17:49
- Tác Giả: T.K.
Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh (giữa) tại tượng đài Lý Thái Tổ hôm 19 Tháng Giêng. (Hình: Facebook Nguyễn Thúy Hạnh)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Sáng hôm 19 Tháng Giêng, theo thông lệ hàng năm, một số thành viên Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng đến tượng đài Trần Hưng Đạo để thắp hương tưởng niệm các tử sĩ VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến ngày 19 Tháng Giêng, 1974, giữ đảo Hoàng Sa.
Nhà báo Kha Lương Ngãi, cựu phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng (trực thuộc Đảng Bộ thành phố ở Sài Gòn) và là thành viên Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng, cho biết trên trang cá nhân: “Sáng 19 Tháng Giêng, tôi và hầu hết thành viên Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng đều đã bị ngăn chặn tại nhà. Năm nay, lực lương an ninh được lệnh cấp trên tăng cường ngăn chặn tôi và nhiều anh chị em tại nhà suốt hai ngày hai đêm 18 và 19 Tháng Giêng.”
Ông Ngãi cũng nhận định: “Việc các báo đài nhà nước đồng loạt đưa tin, bài về Hoàng Sa có vẻ bớt e dè hơn về việc ngấm ngầm khẳng định Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa là nhằm đánh lừa và gieo rắc ảo tưởng rằng đảng CSVN bắt đầu có sự thay đổi về tầm nhìn và đối sách đối với Trung Quốc. Cách hành xử của lực lương an ninh đã cho thấy rõ đảng, nhà nước CSVN hiện nay vẫn là của ai và họ đang vì ai.”
Các thành viên Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng tại tượng đài Trần Hưng Đạo hôm 19 Tháng Giêng. (Hình: Facebook Hoa Kim Ngo)
Một số blogger khác cho biết chỉ có bốn người đến được tượng đài Trần Hưng Đạo là ông Lê Thân, nhà thơ Phan Đắc Lữ, nhà giáo Trần Minh Quốc và kỹ sư Tô Lê Sơn. Tuy vậy, sau khi vừa xuất hiện tại khu vực tượng đài thì bốn người này bị các nhân viên an ninh mặc thường phục ào tới giật băng rôn chỉ trong vòng vài phút.
Cùng ngày, việc tưởng niệm các tử sĩ VNCH ở Hà Nội cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh viết trên trang cá nhân: “Chúng tôi đến được khu vực tượng đài Lý Thái Tổ để thắp nhang, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng tử sĩ Hoàng Sa. Gần đó, ngay trước cửa Nhà Hát Lớn, trên bục cao, đám thanh niên được tổ chức nhảy múa tưng bừng. Khi ra về, gần đến bến xe buýt thì tôi và ông Dũng Trương bị chặn lại. Một viên an ninh đã vô cớ đánh ông Dũng Trương dù ông này rất ôn hòa. Công an quận Thanh Xuân sau đó đã ”áp giải” chúng tôi về tận nhà…”
Để tránh bị nhân viên an ninh quấy nhiễu, nhiều blogger, nhà hoạt động khác chọn cách giương biểu ngữ tưởng niệm tại tư gia và chụp ảnh post Facebook.
Năm ngoái, do vấp phải phản ứng dữ dội của công luận, giới chức Hà Nội buộc phải thông báo hoãn buổi diễn của Đoàn nghệ thuật Nội Mông, Trung Quốc tại Nhà Hát Lớn đúng vào đêm 19 Tháng Giêng “vì sự cố kỹ thuật”.
Thời điểm đó, báo chí nhà nước tường thuật rằng đêm diễn này “nhằm phục vụ cho chương trình nghệ thuật kỷ niệm 68 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc” nhưng trước giờ diễn thì hệ thống điện tại nhà hát “hoạt động không ổn định, không thể đáp ứng cho yêu cầu kỹ thuật của buổi biểu diễn”.
Việc giới chức văn hóa CSVN chào đón Đoàn nghệ thuật Nội Mông đến trình diễn vào đúng ngày tưởng niệm Hoàng Sa khiến nhiều blogger chỉ trích gay gắt rằng đó là “sự vô cảm của nhà cầm quyền khi mà kẻ xâm lược được mời đến ca hát vào ngày kỷ niệm mất mát của kẻ bị xâm lược ngay trên chính đất nước bị xâm lấn”. Điều này cũng cho thấy CSVN chưa bao giờ “thật tâm” khi tưởng niệm vụ Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, cũng như nhìn nhận những nỗ lực của binh sĩ VNCH trong cuộc hải chiến chống quân Trung Quốc. (T.K.)
Related news items:
Tin mới
- Nhiều cá nhân, tổ chức chống nhà thầu Trung Quốc làm cao tốc Bắc-Nam - 31/03/2019 19:11
- Vụ chùa Ba Vàng: Phật giáo Việt Nam đã đến hồi mạt pháp - 24/03/2019 00:29
- Chào đời chỉ nặng 1 pound, 34 năm sau làm việc tại nơi cứu sống mình - 22/03/2019 00:00
- Quê hương là mùi… nước mắm! - 21/03/2019 23:46
- Gạo Việt Nam vẫn còn bấp bênh - 03/03/2019 20:08
- “Nhà nước Việt Nam là vô pháp và có thành tích nhân quyền tồi tệ nhất khu vực Đông Nam Á” - 20/02/2019 23:56
- Thiếu Hụt Lao Động Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long - 14/02/2019 23:58
- Hoa Kỳ hoan nghênh Thái Lan điều tra vụ mất tích của nhà báo Trương Duy Nhất - 10/02/2019 15:04
- Du khách: ‘Tết ở Việt Nam đáng sợ, người ta uống rượu quá nhiều’ - 05/02/2019 01:29
- Mâm cơm ngày Tết của bà con dân tộc có gì đặc biệt? - 02/02/2019 01:16
Các tin khác
- Dân biểu Úc và Giám mục Úc gốc Việt lên tiếng về vụ Lộc Hưng - 14/01/2019 00:24
- Khai thác Bán đảo Sơn Trà ra sao? - 02/01/2019 03:05
- Làng mai Bình Định và những nỗi lo - 26/12/2018 22:18
- Các nông gia trồng cây Giáng Sinh vất vả đối phó với sự tràn lan của cây nhân tạo - 12/12/2018 01:27
- Tại sao có tóc bạc và đầu hói? - 05/12/2018 00:29
- Thoi thóp làng du lịch Chăm An Phú, An Giang - 29/11/2018 21:07
- Củ tỏi và thân phận người Lý Sơn - 24/11/2018 02:06
- Bà Aung San Suu Kyi bị Amnesty International thu hồi giải thưởng - 13/11/2018 20:09
- Chợ thuốc Nam ở vùng cao - 01/11/2018 23:04
- Kiếm sống nơi biên giới phía Nam - 28/10/2018 19:08