Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài

Nhạc Đạo Hàn Thư Sinh

XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG VIỆT

Lênh Đênh Thế Gian

Lênh Đênh Thế Gian

Hàn Thư Sinh

Hân hoan, đi loan báo Phúc Âm,
Nên giống chiên ngoan hiền

* Ca sĩ: Ca Đoàn Thiên Thanh

Ngày Lễ Tình Yêu (Valentine) - Phần 2

Ngày Lễ Tình Yêu (Valentine) - Phần 2

Chương trình phát thanh Tiếng Vọng Tình Thương

Chương trình phát thanh Tiếng Vọng Tình Thương, số 429 ngày 20-2-2000 (Phần 2)
Chủ đề: Ngày Lễ Tình Yêu (Valentine)

Tủ sách Tiến Sĩ Trần An Bài

Video Nhạc Đời Hàn Thư Sinh

Nhạc các tác giả

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG

THƯ GIÃN

“Khu Tự trị Đồi Capitol”

 

Thấy gì qua việc người biểu tình lập khu “tự trị” ở Seattle? Phong trào xuống đường “vì Floyd” đã đi xa tới đâu?

Mấy hôm nay, nhóm dân quân vũ trang khủng bố cực tả #Antifa và người biểu tình #BlackLivesMatter đã tràn vào nội đô Seattle, thành phố lớn nhất của bang Washington. Họ chiếm các toà nhà, kiểm soát một vài khu vực trung tâm, thiết lập vùng đệm phi-cảnh-sát mà họ gọi là “Khu Tự trị Đồi Capitol” (Capitol Hill Autonomous Zone, viết tắt là #CHAZ), hay “Nước Cộng hoà Nhân dân Đồi Capitol” (People’s Republic of Capitol Hill).

 

Seattle

 

Bấm vào hình để xem thêm

Thơ Vui

  • Nhắn Tin
    Cái cối nhà em đã có chầy Xin đừng bỏ thóc kể từ đây
  • Cuối Vụ
    Thóc gặt đầy kho phủ kín chầy Ai dè cối cũ chỏng chơ đây
  • Đôi khi
    Cũng giống nhau mà chẳng thấy kinh Đèn soi phải trái hệt y mình
  • Cối cũ
    Cối cũ nhà em lạc mất chầy Nên giờ lẻ bóng một mình đây
  • Em hổng dám đâu
    Chưa chi hãy chịu khó đi Cưới hỏi xong đã, thì ta tha hồ
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Phát hiện tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc lãnh thổ Trung Quốc

 

(NguoiViet.de) Tiến sỹ Mai Hồng nguyên là Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện ông đang là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam.

Hơn 30 năm gắn bó với công tác lưu trữ, Tiến sỹ Mai Hồng đã sưu tập được rất nhiều tư liệu quý và có giá trị lịch sử cũng như giá trị thực tiễn cao. Trong số này, ông đặc biệt chú ý tới một bức bản đồ cổ có tên gọi “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có xuất xứ từ Trung Quốc…

bando hoangsa

 

“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) xuất bản tại Thượng Hải năm 1905

 

“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) là tập bản đồ Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải năm 1905 và tái bản năm 1910. Đây là một trong những tập bản đồ Trung Quốc được vẽ và ấn hành vào cuối triều Thanh, phản ánh nhận thức đương thời của người Trung Quốc, quan chức, học giả đối với cương giới, lãnh thổ Trung Quốc thời điểm đó.

Điều đáng chú ý là: Trên bản đồ toàn quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Đảo Hải Nam trên bản đồ là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông, chứng minh các quần đảo ở Biển Đông nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được in màu khá đẹp gồm 35 miếng ghép bằng giấy bồi dán trên mặt vải bố, trong đó mỗi miếng ghép có kích cỡ khoảng 20x30cm.

Nói về cơ duyên có được tấm bản đồ này, Tiến sỹ Mai Hồng cho biết: “Khoảng thời gian cuối những năm 1970 thế kỷ trước, lúc này đang công tác tại Viện Hán Nôm và được cố Giáo sư Phạm Huy Thông giao cho việc trông coi kho sách cổ, trong một lần có một cụ ông ở Phú Xuyên (Hà Tây cũ) gánh sách lên bán cho Viện, trong hành trang cá nhân của ông có đem theo tập “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, biết tôi là người yêu thích sưu tập các văn tự cổ, ông lão đã bán tấm địa đồ này cho tôi…”.

Sau khi có được tấm bản đồ ông Hồng đã cất giữ trong kho tư liệu của mình. Đến năm 2002, ông Hồng về hưu và cũng dần quên mất sự có mặt của tấm bàn đồ. Tình cờ trong một lần gần đây sắp xếp lại kho tư liệu ông mới tìm lại được tấm bản đồ quý này.

Phía trên của “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có một văn bản bằng Hán tự cổ có nội dung đại ý rằng từ đời xưa người Hán đã có các tấm bản đồ nhưng không được rõ ràng, chính xác và không rõ ngọn nguồn.

Đến đời Khang Hy thứ 47 Thánh tổ nhân hoàng đế đã sai phái 2 giáo sỹ người nước ngoài làm ra tấm “Vạn lý thành đồ” trong vòng hơn 1 năm.

Sau khi các tỉnh đã duyệt quy mô như đã định trên bản đồ, đến năm Tân Mão đời Khang Hy thứ 50 các giáo sỹ đã tập trung ở Kinh đô cùng nhau vẽ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” gồm 13 tỉnh của Trung Quốc, trong đó có nói rõ “Chỗ nào bị tàn khuyết thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì sửa lại cho đúng, khiến cho nó được rõ ràng như trong lòng bàn tay…”.

Nếu nhìn vào “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có thể thấy đại đồ thể hiện cương vực Trung Quốc xưa (có giá trị như bản đồ hành chính Trung Quốc ngày nay), đó là cơ sở pháp lý để xác định chủ quyền cương vực quốc gia. Song trên tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” điểm cực Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở địa giới của đảo Hải Nam ngày nay mà không hề có sự xuất hiện các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông.

Ngược về quá khứ, có thể thấy Trung Quốc là nơi có truyền thống lâu đời về sử học nói chung và địa đồ nói riêng.

Với những tấm địa đồ vẽ những địa phương nhỏ đã xuất hiện và có niên đại từ rất sớm (năm 229 trước Công nguyên phát hiện 7 bức Bãi thả ngựa sông Thiên Thủy có niên đại thời Chiến Quốc). Song địa đồ được xem là thể hiện cương vực quốc gia hoàn chỉnh sớm nhất xuất hiện vào năm 1121 (đời Tống) và được khắc trên đá có tên gọi Cử vực thú lệnh đồ. Giới hạn cương vực nhà Tống trong Cửu vực thú lệnh đồ về phía Nam đến Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam ngày nay).

Theo các nhà nghiên cứu, các địa đồ sau này trải qua các đời Nguyên, Minh như Quảng dư đồ (hoàn thành năm 1541, khắc in năm 1555), Hoàng triều chức phương địa đồ (khắc in năm 1636)… là những địa đồ hành chính toàn quốc, được thực hiện theo chủ trương của chính quyền Trung ương các đời. Những địa đồ này thực hiện dưới sự ảnh hưởng của kỹ thuật vẽ địa đồ phương Tây, tuy nhiên điểm cực Nam của Trung Quốc trong cương vực tổng thể vẫn không vượt quá Quỳnh Châu.

Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Hà thuộc Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa, Thành cổ Hà Nội, “Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được ấn hành vào năm 1905 và tái bản năm 1910.

Trước đó trên các bản đồ của Việt Nam như Hồng Đức bản đồ, trong các ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục”…chủ quyền đã thuộc về Việt Nam. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, luật pháp chứng minh.

Trao đổi với chúng tôi, Tiến sỹ Mai Hồng cho biết, tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là tấm bản đồ do người Trung Quốc xây dựng và ấn hành thời gian đầu thế kỷ XX, do vậy bên cạnh giá trị về mặt lịch sử nó còn là cơ sở giúp các học giả Việt Nam trong các nghiên cứu chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hoặc các nghiên cứu chung về Biển Đông.

Vì vậy ông sẵn sàng hiến tặng tài liệu quý này cho các cơ quan chức năng có trách nhiệm để phục vụ vào mục đích chung.

D. M.

               U10

Haloween Jack O' Lantern

Haloween Jack O' Lantern

Hơn 7000 quả bí Jack O' Lantern được trưng bày trong khuôn viên Van Cortlandt Manor House and Museum ở New York.

Khắc hình trên bí

Khắc hình trên bí

Môt lớp học hướng dẫn kỹ thuật khắc hình trên bí tại Maniac Pumpkin Carvers ở Brooklyn, New York.

10 loại xe mô-tô được ưa thích

10 loại xe mô-tô được ưa thích

10 loại xe mô-tô được ưa thích nhất trong các cuộc bán đấu giá.

Hàn Quốc kiện Nhật Bản trước Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

Hàn Quốc kiện Nhật Bản trước Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

Hàn Quốc là nhà sản xuất chủ yếu trên thế giới về chíp và màn hình

Gánh xiếc bươm bướm

Gánh xiếc bươm bướm

Câu chuyện ngắn về Will, một người khuyết tật, sinh ra đã không có tay chân, trở thành một trong những diễn viên được yêu thích trong đoàn xiếc của Mendez,

Vũ điệu tuyệt vời

Vũ điệu tuyệt vời

 

Mời các bạn thưởng thức cặp đôi nam nữ với vũ điệu tuyệt vời, đòi hỏi phải có 1 sức khỏe tốt với nhiều thời gian tập luyện

Đường xưa lối cũ

Đường xưa lối cũ

Mời các bạn lắng đọng hồn mình để nhớ về những kỷ niệm êm đềm, tình tự quê hương, qua nhạc phẩm "Đường Xưa Lối Cũ" của Hoàng Thi Thơ, với tiếng đàn violon của Kelly Phạm.

Switch mode views: