Home Tin Tức Bình Luận TT Obama Và Tình Trạng Liên Bang 2012

TT Obama Và Tình Trạng Liên Bang 2012 PDF Print E-mail
Tác Giả: Vi Anh   
Thứ Tư, 01 Tháng 2 Năm 2012 09:07

Ứng cử viên tổng thống tại chức nhứt định có nhiều ưu thế và lợi thế hơn các ứng cử viên khác.

Điều này có thể thấy rõ qua việc TT Obama sử dụng bài diễn văn về tình trạng liên bang trong năm 2012 tái tranh cử tổng thống của Ông.

Truyền thông tòan quốc phát thanh, phát hình, báo chí đều có mặt vì diễn văn tình trạng liên bang là bài diễn văn quan trọng về đường hướng đối nội, đối ngọai của chánh quyền. Cử tọa là những người làm chánh sách, những nhân vật ứu tú của dất nước, nhữngđại diện ngọai giao của các nước. Được Phủ Tổng Thống mời trong một dịp long trọng có tính quốc gia và quốc tế như vậy dù bận bịu gì cũng ráng đi. Địa điểm là Quốc Hội Mỹ, cơ quan quyền lực đại diện cho nhân dân Mỹ. Xuất hiện nói chuyện ở đây là cả nước Mỹ, tòan thế giới chờ đợi, theo dõi. Một cơ hội bằng vàng chỉ có ứng cử viên tổng thống tại chức tái tranh cử mới được hưởng trên khía cạnh tranh cử.

Và TT Obama cũng như bao tổng thống khác với tư cách là ứng cử viên ai mà không khai thácưu thế, lợi thế này. Đó là một việc làm “công tư lưỡng lợi”. Và cũng vì thế người ta không lấy gì làm lạ và thấy rõ qua bài diễn văn về tình trạng liên bang, TT Obama đã đưa ra đề tài tái tranh cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai của Ông trong cuộc bầu cử quan trong nhứt của Mỹ là bầu cử tổng thống Mỹ bốn năm một lần, kỳ này vào tháng 11 năm 2012.

Trong 64 phút, vào ngày 24 tháng 1, trước lưỡng viện Quốc Hội Mỹ , TT Obama đã lồng nhữngđề tài tranh cử của Ông, đại ý như sau.

Đề tài thứ nhứt là kinh tế tài chánh. Trong diển văn, TT Obama khẳng định hướng đi của nước Mỹlà một hướng tốt, “Hoa kỳ càng ngày càng hùng cường”. Ông quyết liệt chống đối“mọi ý muốn trở lại thứ chánh trị tạo nên cơn khủng khỏang kinh tế, tài chánhđã qua, Chúng ta không quay trở lại thứ kinh tề yếu, sai định hướng, nhiều nợ xấu, và lợi lộc tài chánh dựa trên những mánh khóe”.

Cách nói và lời nói tuy bóng gió này ai cũng thấy Ông muốn tấn công những đối thủ Cộng Hòa đã chống đối Ông trong ý hướng điều hành kinh tế, tài chánh của Ông.

Ông nói đạo công bằng là đạo người ta ở đời như dao to búa lớn tấn công đối thủ Cộng Hòa đã chống đối đề nghị của Ông tăng thuế người giàu mà Cộng Hòa chống vì sơ làm thế thì người có của không đầu tư, không tạo công ăn việc làm, thất nghiệp không giảm. Ông nhấn mạnh kinh tế không thể phục hồi nếu không có qui luật áp dụng “từ trên xuống dưới”. Ông muốn các triệu phú phải đóng thuế lợi tức 30%.

Qua đề nghị này, người ta thấy TT Obama đã chọiđá qua vườn sau nhà ứng cử viên nhiều triễn vọng được Cộng Hòa chọn là Cựu ThốngĐốc Mitt Romney, một triệu phú bị cử tri đòi hỏi phải bạch hóa hồ sơ thuế, chỉ đóng có 15% thuếlợi tức thôi.

TT Obama đòi hỏi những “qui định thông minh” để đổi mới kỹ nghệ tạo công ăn ăn việc làm như ởDetroit. Thất nghiệp là điều mà người dân Mỹ ta thán nhứt vì tỷ lệ thất nghiệp rất cao và kéo dài trong nhiệm kỳ của Ông.

Ông cũng nói về giáo dục, hạ tầng cơ sở, và “những cải tổ tòan bộ về nhập cư”. Đề tài nhập cư này Ông nói như là một lời nhắn hứa hẹn với những cử tri gốc Latino.

TT Obama không ngần ngại tấn công một Quốc Hội vơi Đảng Cộng Hòa đối lập chiếm đa số ở HạViên và thiểu số quá khít khao ở Thượng Viện, khiến cho tổng thống gần như trởthành “con vịt què” theo ngôn ngữ các chánh trị gia Mỹ thường nói. Ông tố Quốc Hội đã tạo bế tắc việc điều hành chuyện nước, việc dân của Ông. Ông nói“Wahington đã bể rồi”.

Là một nhà hùng biện nói ưu thì phải nói khuyết, có chê thì phải có khen mới làm nổi bật thâm ý được, TT Ông khen quân đội là những người không bị tham vọng cá nhân nuốt sống và làm việc với tinh thầnđồng đội”. Đây là cơ hội duy nhứt các dân biểu, nghị sĩ không phân biệt Cộng Hòa hay Dân chủ đứng lên vổ tay đồng ý nhận định của TT Obama.

Ông cũng không quên hứa sẽ chống lại những hành vi không lương thiện trong giao thương của Trung Quốc. Điều này cho thấy Ông cũng như Đảng Cộng Hòa đồng ý với người dân Mỹphải đề cao cảnh giác vời lọai hàng gian, giả, và độc tràn ngập ở Mỹ làm cho Mỹtrở thành con nợ và người Mỹ thất nghiệp vì TQ.

Công tâm mà nới trong gần ba năm chấp chánh, TT Obama đã cố gắng làm một số việc thành có, bại có, tốt có, không tốt cũng có nhưng quan trọng nhứt là có làm.

TT Obama đã cốgắng cải thiện hệ thống pháp lý, một việc bắt buộc phải làm cho đất nước và nhân dân Mỹ nhờ. Không lý do gì để cho tài phiệt vì túi tham không đáy muốn kiềm lời nhanh cho vào túi riêng rồi gây lổ lả để rồi chánh quyền phải lấy tiển thuếcủa dân ra cứu trợ. Từ TT Bush dến TT Obama đều phải cứu họ nếu không nền tài chánh Mỹ sụp đổ thì còn gì nước Mỹ. TT Obama có công định chế hóa không để cho tài phiệt tự tung tư tác. Ông cùng Quốc Hội đưa ra hàng lọat luật cải thiện tài chánh, nhiều nhứt trong 30 năm từ thời Đại Khủng Hỏang tới giờ.

Cốt lõi của những cải tổ là đạo luật Dodd-Frank Act và Volcker, Quốc Hội thảo luận biểu quyết và ban hành trong mùa hè năm 2010, để bảo vệ người tiêu thụ và hạn chế những hành động làm tiền thiếu đạo đức, không minmh bạch của giới lý tài.

Cải tổ thuếkhóa bảo vệ "99 %" người Mỹ dối với 1% Wall Street, sau này phong trào “ Chiếm phố Wall” do dân chúng đứng lên thúc dẩy chanh quyền phải làm mạnh hơn nữa.

TT Obama muốn tăng thuế nhà giàu và giảm công chi trong đó có kinh phí quốc phòng phải bớt 100 000 quân để bớt số nợ của Mỹ. Đảng Cộng Hòa chống đối kịch liệt, cho rằng tăng thuế người giàu thì đẩu tư sẽ giảm và không tạo được công ăn việc làm trong thời kỳ thất nghiệp cao và lâu này.

Trong khi TT Obama đổ tội cho Cộng Hòa binh người giàu thì học giả vô tư như khôi nguyên Nobel Kinh tế Paul Krugman nói khác. Ông viết trên báo New York Times, việc giảm thuế cho các triệu phú không xuất phát từ tổng thông Cộng Hòa, mà từ TT Clinton (Dân Chủ) thỏa hiệp với Quốc Hội Cộng Hòa đa số vào năm 1997. TT Clinton thương lượng và thỏa hiệp với Quốc Hội do Cộng Hòa kiểm sóat nếu Cộng hòa đồng ý thông qua luật an sinh xã hội cho trẻem thì Dân Chủ và Ông sẽ đồng ý giảm thuế cho các triệu phú.

Đề tài thuếcho người giàu này là con dao hai lưỡi. Nó có thế bất lợi cho Ô Mitt Romney ứng cử viên triển vọng của Cộng Hòa là một kinh tài bị phanh phui đóng không đủ thuế. Nhưng cũng bất lợi cho việc gây quỹcủa TT Obama cần 1 tỷ để tranh cử và đa số người tặng dữ là dân làm ăn giàu và tài phiệt.

Còn đề bảo hiểm y tế gần như cho tòan dân mà TT Obama hết sức thiết tha và đối lập Cộng Hòa chốngđối mạnh và giểu là "Obamacare" TT Obama không đề cập như một thế mạnh của Ông trong chiến dịch tranh cửtrong bài diễn văn về tình trạng liên bang.

Luật Cải tổ bảo hiễm y tế của Ông bị hơn phân nửa tổng sốtiều bang, đích xác là 26 tiêu bang kiện vi hiến. Và hành pháp đã kháng biện. Và khi Ông ban hành luật này hồi tháng 1, thống kế cho biết chỉ có 19% dân chúng đồng ý.

Bắt đầu là tiểu bang Georgia và liên tiếp theo sau 25 tiệu bang nửa, hơn phân nửa tổng số tiều bang của nước Mỹ kiện vi hiến qua điều khoản then chốt là luật này là buộc công dân Mỹ phải có bảo hiêm y tế trước năm 2014, nếu không sẽ bị trừng phạt. Quyền quyềt định về số phận của Luật Cải Tổ Y tế mà TT Obama rất thiết tha đang nằm trong tay của Tối Cao Pháp Viện.

Người dân có lương tâm chánh trị công chính, không ai trách TT Obama lợi dụng bài diễn văn tình trạng liên bang để vận động tranh cử vì ai cũng vậy, làm chánh trị đều có chung và riêng. Chung mà thiếu riêng là vô hồn, không động lực. Riêng mà thiếu chung là cá nhân, ích kỷ. Chính những dịp bộc lộ, những điểu bộc lộ vừa chung vừa riêng này là cơ hội để người dân só sánh, lượng định các chánh trị gia ứng cử.