Home Tin Tức Tin Nóng Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 17-10-2012

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 17-10-2012 PDF Print E-mail
Tác Giả: Mai Vân   
Thứ Tư, 17 Tháng 10 Năm 2012 13:55

 Khủng hoảng làm nạn nghèo khó thêm trầm trọng

 

Người ngèo ở Mỹ
La pauvreté augmente aux Etats-Unis.
( Photo : AFP )

 

Nhân ngày thế giới chống nghèo khó hôm nay, La Croix đã dành bài xã luận cho sự kiện với tựa đề « Nghĩa vụ thiêng liêng ».

 Nhắc lại hôm nay là kỷ niệm lần thứ 25 ngày thế giới không chấp nhận nạn nghèo khó, tờ báo nêu câu hỏi « có gì mới trên mặt trận này ? »

 và cũng nêu luôn câu trả lời : « Không có gì cả, hay có chăng là nghèo khó đang tiến triển ».

 

Theo La Croix, chỉ ghi nhận này thôi cũng đáng làm cho người ta tuyệt vọng : Phần lớn các mục tiêu của Liên Hiệp Quốc - giảm trừ nạn nghèo khó, nạn đói, vào năm 2015, với tất cả trẻ em phải được học ít nhất là cấp 1… - kể như là không thể đạt được.

 Bây giờ thì lại còn khủng hoảng kinh tế nữa ! Ở Pháp số liệu của Viện thống kê Insee cho thấy tỷ lệ nghèo khó gia tăng. Theo tờ báo chân trời có vẻ bế tắc.

Trong phần kết luận La Croix trích lời cha Joseph Wresinski, người sáng lâp tổ chức từ thiện ATD Quart Monde và cũng là người đề xuất ngày thế giới chống nghèo khó, nhắc lại câu nói được khắc trên đá ở quãng trường Trocadéro : « Nơi nào mà con người phải sống trong cảnh nghèo khó, là nơi nhân quyèn bị chà đạp.

 Hợp sức lại để những quyền này được tôn trọng là một nghiã vụ thiêng liêng ».

Báo Libération, cũng bi quan tương tự. Tờ báo nêu con số 8,6 triệu người sống dưới ngưỡng nghèo khó tại Pháp, đó là con số năm 2010, và trong chiều hướng gia tăng. Không chỉ ở Pháp, ở các láng giềng Liên Hiệp Châu Âu cũng vậy, như tại Hy Lạp, Tây Ban Nha... nơi mà khủng hoảng kinh tế làm thêm hàng triệu người thất nghiệp lâm vào cảnh túng thiếu.

Libération nhìn thấy chân trời càng đen tối và càng đáng lo ngại hơn nữa, Châu Âu trong tình cảnh này đang đe doạ cắt chương trình trợ giúp nhân đạo PEAD khoảng 500 triệu euro. Chương trình này giúp đến 18 triệu người ở Châu Âu, cho phép phân phát 130.000 bữa ăn/năm ở Pháp, và cung cấp đên 80% trợ giúp lương thực ở Ba Lan.

Chương trình có nguy cơ biến mất vào năm 2013, nếu không có một kế hoạch nào khác thay thế,và đươc các chính phủ trong Liên Hiệp thông qua trước ngày 31/12/2012.

 

Chống phí phạm thực phẩm

 Cũng nhân ngày thế giới chống nghèo khó, báo Les Echos lại chú ý đến hiện tượng phí phạm lương thực và nỗ lực của Pháp hay Châu Âu chống lại hiện tượng ít được chú ý trước đây.

 Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO vào tháng Sáu vừa qua đã đánh động về sự kiện thực phầm bị mất đi. Từ nơi đồng ruộng sản xuất cho đến bàn ăn nguời tiêu dùng, có khoảng từ 30% đến 50% thực phẩm bị mất đi.

 Nguyên nhân được phân tích ở nhiều cấp, và khác nhau ở từng nước. Ở các nước kém phát triển, việc mất mát xẩy ra vào lúc đưa vào kho dự trữ, còn ở các nước giàu thì là do khâu công nghiệp chế biến và phân phối, siêu thị, chợ búa và do người tiêu dùng ngày càng phí phạm.

 Ở Pháp, theo Les Echos, tình trạng lãng phí ở các nhà ăn tập thể cho thấy là chỉ cần bớt chừng 100g thức ăn trong mỗi dĩa là có thể giảm đến 40% phí phạm…

 Hiện nay giới chuyên nghiệp đang nghĩ cách để giúp người tiêu thụ bớt vứt bỏ thức ăn, bằng cách giải thích rõ ràng hơn trên bao bì thời hạn có thể sử dụng được.Tính cụ thể về lượng thực phẩm bị vứt bỏ hàng năm ở Pháp, thì các hộ gia đình vứt đi 4,7 triệu tấn, các nhà hàng 1,1 triệu, các cửa hàng, siêu thị 750.000, các khu chợ 400.000, và ngành công nghiệp chế biến : 150.000 tấn.

 Theo Les Echos, mục tiêu của Châu Âu hiện nay là giảm một nửa lượng lương thực phí phạm nói trên từ đây đến năm 2025. Pháp sẽ đưa ra kế hoạch chống lãng phí lương thực vào đầu tháng 12 này.

Châu Á : chi tiêu quốc phòng « đang nổ bùng »

 Nhật báo Le Figaro ghi nhận trước tiên là với đà nhân lên gấp 10 trong 10 năm, chi tiêu quân sự ở Châu Á đã vượt qua châu Âu.

Vào năm 2011, dù thua xa Hoa Kỳ (739 tỷ đô la) nhưng Trung Quốc đã đứng hàng thứ hai thế giới về chi phí quốc phòng với 89,8 tỷ.

 Cùng với Nhật Bản (58,4 tỷ), Ân Độ (37,3 tỷ), quả là châu Á vượt qua 3 nước hàng đầu châu Âu, đứng đầu là Anh Quốc chi 62,7 tỷ, kế đến là Pháp, 58,8 tỷ, và Đức, 44,2 tỷ.

Mỡ đầu bài báo, tác giả Arnaud de la Grange ở Bắc Kinh nhận thấy là thế cân bằng chiến lược sắp bị xáo trộn mạnh.

Theo số liệu Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Mỹ CSIS, trong năm 2011, ngân sách quốc phòng 5 nước châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, gộp lại lên đến 224 tỷ đô la, chiếm 87% ngân sách quốc phòng toàn vùng. Các nước này đã trở thành những tác nhân có nỗ lực lớn nhất về phòng thủ trên thế giới. Các cố gắng trên, theo Le Figaro, sẽ đặc biệt tăng tốc vào năm 2015, và cuộc khủng hoảng tài chính khởi sự năm 2008 đã không có ảnh hưởng gì.

Ngân sách của Trung Quốc tăng một cách ngoạn mục, 20% năm 2000 lên 40% năm 2011, khi họ dành gần 26 tỷ đô la cho công cuộc phát triển quốc phòng ( mua trang thiết bị, nghiên cứu...). 10 năm trước đó, Bắc Kinh chỉ chi tiêu 7 tỷ.

 Theo bài báo, dựa theo báo cáo của Trung tâm CSIS, như thế từ mức 5000 đô la cho mỗi một người lính vào năm 2000, Bắc Kinh đã chi ra hơn 23.000 đô la vào năm 2011. Tuy nhiên, đối với Le Figaro, mức này vẫn còn kém hơn các nước khác.

 Tóm lại trong nỗ lực về quốc phòng hiện nay, Trung Quốc đóng vai trò trọng tâm. Nhiều nước châu Á đã phản ứng, tăng ngân sách quốc phòng của mình trước sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc.

 Le Figaro nhắc lại : Gần đây Nhật Bản tự hỏi về vấn đề tăng ngân sách trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, còn Ấn Độ, theo bài báo, đã tỏ ra ‘lo ngại’ khi Nga triển hạn việc giao chiếc hàng không mẩu hạm cho New Delhi trong lúc Trung Qúôc đã nhận chiếc tàu của mình.

 Ngân sách quốc phòng của Ấn Độ đã tăng 47,6% trong giai đoạn này.

Trước xu thế trang bị quân sự từ Châu Âu nghiêng về châu Á, Trung tâm CSIS, cho là chính sách cân bằng lực lượng qua vùng Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ sẽ được tiếp tục. Bài báo nhắc lại rằng Hoa Kỳ, hồi tháng 6/2012 vừa qua, đã thông báo ý định triển khai phần lớn lực lượng hải quân của họ qua vùngThái Bình Dương từ đây đến năm 2020.

 Theo Le Figaro, đó chỉ là sự cụ thể hoá trên mặt quân sự của chính sách ‘pivot’ mà tổng thống đã trình bày vào tháng 11 năm ngoái, hướng nước Mỹ về Châu Á và vùng Thái Bình Dương.

 Thủ tướng Pháp đi Singapore và Philippines để làm gì ?

 Le Figaro còn theo dõi chuyến đi Singapore và Philippines của thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault vào hôm nay.

Tờ báo nêu lên câu hỏi : Thủ tướng Pháp đi đến tận bên kia hành tinh để làm gì ? Trong lúc còn bao nhiêu chuyện rắc rối ở nhà. Đối với Le Figaro, đây là vòng công du ‘ngoại giao kinh tế ‘ mà tổng thống Pháp đã gợi lên cuối thang 8 vừa qua.

Đi cùng với thủ tướng Ayrault còn có bộ trưởng đặc trách ngoại thương Pháp, và đại diện các tập đoàn lớn (Alstom, EADS, RATP, PSA...) Theo Le Figaro, việc bán 10 chiếc Airbus A330 cho hãng hàng không Philippines Airlines sẽ đươc xác nhận trong chuyến đi này. Câu hỏi nữa Le Figaro nêu ra là tại sao thủ tướng Pháp lại chọn Singapore và Philippines cho chuyến công du đầu tiên này của của ông, thay vì những nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia ?

Theo giải thích giới thân cận thủ tướng Pháp, ông muốn đến những nước đang vươn lên khác, và Singapore, mà cựu tổng thống Jacques Chirac rất ưa chuộng, vẫn là một ‘con rồng linh hoạt, một cực ổn định trong một vùng đầy tranh chấp lãnh thổ, và là đối tác kinh tế thứ 3 của Pháp ở Châu Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản.

Riêng Philippines đang bắt đầu trở lại với công cuộc phát triển, và cũng chưa có một thủ tướng Pháp nào đến đây từ ngày Philippines được độc lập năm 1946. Đối với Singapore thì cũng không có thủ tướng Pháp đến đây từ năm 1990, dù về mặt thương mại, Pháp vẫn có thặng dư đối với hai nơi này vào năm 2011 (1,3 tỷ với Singapore, 166 triệu với Philippines).

Cho nên theo lời thủ tướng Pháp, ông đến đấy để sửa chữa một tình trạng không ‘bình thường’ : sự vắng mặt của Pháp trong vùng. Ông cũng muốn đăt quan hệ dài hạn tại đây.Theo Le Figaro, thủ tướng Ayrault muốn ghi dấu ấn ngoại giao riêng của ông. Chuyến đi kết thúc vào ngày chủ nhật 21/10.

 Trong dòng thời sự Pháp

 Thời sự Pháp dĩ nhiên là chiếm ví trí quan trọng trên báo chí hôm nay : Le Figaro châm biếm việc « cánh tá xét lại (một chút) chính sách thuế », tít lớn đập mắt trên trang nhất. Cũng trên vấn đề thuế, La Croix nhìn thấy có sự «hiểu lầm lớn giữa chính phủ và giới chủ nhân ».

 Libération thì chú ý đến vụ một luật sư bị ám sát ở đảo Corse, luật sư Antoine Sollacarno, người từng bảo vệ cho Yvan Colonna, nhân vật bị tình nghi ám sát tỉnh trưởng đảo Corse Claude Érignac vào năm 1998.

 Libération tỏ ý chán ngán, mệnh danh trong hàng tít trang nhất : « Corse, hòn đảo của các vụ sát nhân », và nhận xét là sự kiện ông Sollacarno bị ám sát hôm qua cho thấy hiện tượng băng đảng hoành hành, mở rộng đối tượng ám sát.

Theo tờ báo, đó là một vòng xoáy hầu như không còn ranh giới, vì trước đây, các luật sư cũng như bác sĩ, thầy giáo và linh mục, cha xứ là những người không hề bị đụng đến.